Công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/03/2019

Tôi đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tôi đang tìm hiểu các quy định về kỹ thuật công tác bay đo từ trong điều tra địa chất khoáng sản. Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản được quy định như thế nào? Xin giải đáp giúp tôi.

    • Theo quy định tại Điều 25 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT thì công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản như sau:

      1. Liên kết tài liệu bay đo từ: Cân bằng mạng lưới tuyến bay đo tựa bằng phương pháp trung bình theo quy định sau:

      a) Chọn tuyến bay đo tựa nằm giữa vùng bay, cắt qua khu vực trường từ bình ổn;

      b) Tính giá trị độ lệch trung bình giữa các điểm giao cắt của tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường theo công thức:

      Trong đó:

      - k: Giá trị độ lệch trung bình của tuyến bay đo tựa k;

      - Titua: Giá trị đo của tuyến bay đo tựa k tại điểm giao cắt thứ i;

      - Tthgi: Giá trị đo của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt thứ i;

      - N là số điểm giao cắt giữa tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường.

      Tuyến bay đo tựa k phải hiệu chỉnh giá trị là - k nT.

      c) Thực hiện liên kết tuyến bay đo tựa bằng tuyến bay đo thường cho tất cả các tuyến bay đo tựa;

      d) Giá trị độ lệch giữa tuyến bay đo tựa k và tuyến bay đo thường i tại các điểm giao cắt sau khi tuyến bay đo tựa đã được cân bằng tính như sau:

      Với mỗi tuyến bay đo thường sẽ có nhiều nhất k giá trị độ lệch giao cắt với tuyến bay đo tựa được dùng để liên kết.

      đ) Giá trị trường từ trên tuyến bay đo thường được liên kết với tuyến bay đo tựa sau khi đã được cân bằng theo công thức:

      Tthglk = Tthg + f (Spki)

      Trong đó:

      - Tthglk: Giá trị tuyến bay đo thường được liên kết;

      - Tthg: Giá trị tuyến bay đo thường chưa liên kết;

      - f (Spki): Là giá trị trung bình hoặc hàm bậc nhất, bậc hai của các giá trị độ lệch giữa tuyến bay đo tựa sau khi cân bằng với tuyến bay đo thường tại các nút giao cắt.

      2. Đánh giá sai số bản đồ trường từ:

      Sai số bản đồ trường từ (m) được xác định bởi sai số bình phương trung bình giữa các nút giao cắt của tuyến bay đo tựa và tuyến bay đo thường được tính như sau:

      Trong đó:

      a) n: số điểm giao cắt;

      b) ∆Ti = Tthglk - Ttua;

      c) Tthglk: Giá trị trường từ của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt với tuyến bay đo tựa sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 24 Thông tư này và được liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

      d) Ttua: Giá trị trường từ của tuyến bay đo tựa tại điểm giao cắt với tuyến bay đo thường sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định Điều 24 Thông tư này.

      3. Độ chính xác của bản đồ trường từ được phân loại như sau:

      a) Độ chính xác thấp khi m > 15nT;

      b) Độ chính xác trung bình khi 5 ≤ m ≤ 15 nT;

      c) Độ chính xác cao khi m < 5 nT.

      4. Tính dị thường trường từ (∆Ta) được tính theo công thức:

      ∆Ta = Tthglk - T0

      Trong đó:

      a) Tthglk: Giá trị trường từ của tuyến bay đo thường tại điểm giao cắt với tuyến bay đo tựa sau khi đã hiệu chỉnh theo quy định tại Điều 24 Thông tư này và được liên kết theo quy định tại khoản 1 Điều này;

      b) T0: Giá trị trường từ bình thường tại cùng một điểm đo.

      Trên đây là quy định về công tác thành lập bản đồ trường từ trong điều tra địa chất khoáng sản.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 25 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn