Đất, đá là khoáng sản có thể dùng làm vật liệu san lấp không? Yêu cầu về nghiên cứu chất lượng mỏ đất, đá để làm vật liệu san lấp?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/04/2022

Đất, đá là khoáng sản có thể dùng làm vật liệu san lấp không? Yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng mỏ đất, đá dùng làm vật liệu san lấp? Doanh nghiệp tôi muốn dùng đất, đá để san lấp ao nhưng đất, đá này là khoáng sản thì có thể dùng làm vật liệu san lấp được không? Công tác nghiên cứu chất lượng mỏ đất, đá dùng làm vật liệu san lấp yêu cầu những vấn đề gì?

    • Đất, đá là khoáng sản có thể dùng làm vật liệu san lấp không? Yêu cầu về nghiên cứu chất lượng mỏ đất, đá để làm vật liệu san lấp?
      (ảnh minh họa)
    • Đất, đá là khoáng sản có thể dùng làm vật liệu san lấp không?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT' onclick="vbclick('49A69', '362310');" target='_blank'>Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT giải thích đối với Đất, đá làm vật liệu san lấp như sau:

      Đất, đá làm vật liệu san lấp là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường khi đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 64 Luật khoáng sản.

      Theo đó tại Điều 64 Luật Khoáng sản 2010 Khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường

      1. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:

      a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

      b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

      c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

      d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

      đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;

      e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;

      g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;

      h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì đất, đá là khoáng sản và khi muốn dùng đất, đá làm vật liệu sản lấp thì cần đáp ứng các điều kiện về loại đất đá quy định như trên.

      Yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng mỏ đất, đá dùng làm vật liệu san lấp

      Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT quy định về yêu cầu về công tác nghiên cứu chất lượng như sau:

      1. Công trình thăm dò đã thi công đều phải thu thập thành lập các loại tài liệu theo quy định hiện hành và lấy mẫu nghiên cứu chất lượng, số lượng, chủng loại mẫu phù hợp với mục đích nghiên cứu và được thể hiện trong đề án thăm dò. Đối với mẫu rãnh, chiều dài tối đa không quá 10m.

      2. Mỏ đất, đá làm vật liệu san lấp phải lấy, gia công, phân tích các loại mẫu sau:

      a) Mẫu cơ lý: lấy tại công trình thăm dò, mỗi tầng sản phẩm phải có 01 mẫu cơ lý toàn diện;

      b) Mỗi tầng sản phẩm phải lấy 01 mẫu xác định: thể trọng lớn, độ ẩm, hệ số nở rời; 01 mẫu rãnh phân tích hóa toàn diện và hoạt độ phóng xạ.

      3. Mỏ cát, sỏi lòng sông phải lấy, gia công, phân tích các loại mẫu sau:

      a) Mẫu phân tích độ hạt: lấy, phân tích theo tầng sản phẩm và tuân thủ quy định về chiều dài đối với mẫu rãnh;

      b) Mẫu hóa toàn diện và hoạt độ phóng xạ, mẫu cơ lý, mẫu trọng sa và mẫu thể trọng, mẫu xác định hệ số nở rời: phải lấy đại diện cho các tầng sản phẩm có mặt trong mỏ, tối thiểu 01 mẫu/01 tầng sản phẩm.

      Ngoài ra tùy mục đích sử dụng có thể lấy, phân tích các loại mẫu khác phù hợp với chỉ tiêu tính trữ lượng.

      Quy trình lấy, gia công, phân tích và việc xử lý kiểm soát chất lượng mẫu cơ lý đối với đất, đá làm vật liệu san lấp; mẫu độ hạt đối với cát, sỏi lòng sông phải tuân thủ theo quy định hiện hành về kiểm soát chất lượng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 2 Thông tư 01/2016/TT-BTNMT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn