Điều tra, khảo sát chi tiết hệ sinh thái cỏ biển

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/02/2018

Điều tra, khảo sát chi tiết hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi tên là Quốc Khánh, tôi hiện nay đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực tài nguyên môi trường và tôi có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Ban biên tập cho tôi hỏi: Điều tra, khảo sát chi tiết hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này? Tôi hy vọng sớm nhận được giải đáp từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! (khanh***@gmail.com)

    • Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 23/2010/TT-BTNMT quy định về điều tra khảo sát, đánh giá hệ sinh thái san hô, cỏ biển và đất ngập nước vùng ven biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thì việc điều tra, khảo sát chi tiết hệ sinh thái cỏ biển được thực hiện như sau:

      1. Căn cứ phân bố độ sâu của thảm cỏ biển và yêu cầu về mức độ chi tiết để thành lập các loại bản đồ hiện trạng thảm cỏ biển với các tỷ lệ khác nhau, tiến hành xác định các phương pháp cần thiết thực hiện việc điều tra, khảo sát. Phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát thảm cỏ biển được quy định tại bảng 6.3.

      Bảng 6.3 Xác định các phương pháp tiến hành điều tra, khảo sát

      TT

      Mức độ chi tiết

      Phân bố theo độ sâu của thảm cỏ biển

      Phương pháp tiến hành

      1

      Rất chi tiết, tỷ lệ 1:100 (1 cm ứng với 1 m trên thực địa)

      Vùng gian triều

      Ảnh hàng không, lội quan sát trực tiếp

      Vùng cận triều, độ sâu nhỏ hơn 10 m

      Lặn thực địa, thu mẫu đáy

      Vùng nước sâu, độ sâu lớn hơn hay bằng 10 m

      Lặn SCUBA, quay phim dưới nước thời gian thực

      2

      Chi tiết, tỷ lệ 1:10.000 (1 cm ứng với 100 m trên thực địa)

      Vùng gian triều

      Ảnh hàng không, lội quan sát trực tiếp, quay phim đa phổ kỹ thuật số

      Vùng cận triều, độ sâu nhỏ hơn 10 m

      Lặn thực địa, thu mẫu đáy

      Vùng nước sâu, độ sâu lớn hơn hay bằng 10 m

      Lặn SCUBA, quay phim dưới nước thời gian thực

      3

      Tương đối chi tiết, tỷ lệ 1: 50.000 (1cm ứng với 500 m trên thực địa)

      Vùng gian triều

      Ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, lội quan sát trực tiếp, quay phim đa phổ kỹ thuật số

      Vùng cận triều, độ sâu nhỏ hơn 10 m

      Lặn thực địa, thu mẫu đáy kết hợp quay phim, chụp ảnh dưới nước thời gian thực

      Vùng nước sâu, độ sâu lớn hơn hay bằng 10 m

      Lặn SCUBA, quay phim dưới nước thời gian thực

      4

      Tổng quan, tỷ lệ 1: 250.000 (1 cm ứng với 2500 m trên thực địa)

      Vùng gian triều

      Ảnh hàng không, ảnh vệ tinh

      Vùng cận triều, độ sâu nhỏ hơn 10 m

      Ảnh vệ tinh, quay phim dưới nước thời gian thực

      Vùng nước sâu, độ sâu lớn hơn hay bằng 10 m

      Quay phim dưới nước thời gian thực

      5

      Khái quát, tỷ lệ 1: 1.000.000 (1 cm ứng với 10 km trên thực địa)

      Vùng gian triều

      Các loại ảnh hàng không, ảnh vệ tinh

      Vùng cận triều, độ sâu nhỏ hơn 10 m

      Ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, quay phim dưới nước thời gian thực

      Vùng nước sâu, độ sâu lớn hơn hay bằng 10 m

      Quay phim dưới nước thời gian thực

      2. Quan sát, mô tả tổng quan tiểu vùng hay khu vực điều tra chi tiết.

      3. Trải thước dây tại vị trí các mặt cắt đã được xác định.

      4. Di chuyển đến từng điểm điều tra trên các mặt cắt; sử dụng thiết bị GPS xác định tọa độ điểm; quan sát hiện tượng thời tiết; quan sát, mô tả khái quát hệ sinh thái cỏ biển trong phạm vi 5 m ứng với mỗi bên theo tuyến khảo sát; đo sâu tại vị trí khảo sát; điền các thông tin vào phiếu điều tra theo quy định.

      5. Xác định loại hình nền đáy thảm cỏ biển; dùng tay để cảm quan, xác định cấu trúc trầm tích đáy.

      6. Mô tả nền đáy theo các loại: cát, cát mịn, cát mịn/bùn theo như mô tả quy định tại bảng 6.4.

      Bảng 6.4 Phân loại nền đáy thảm cỏ biển theo thành phần, kích thước hạt

      TT

      Loại nền đáy

      Mô tả

      1

      Bùn

      Kết cấu mịn, nhuyễn và dính; kích thước hạt nhỏ hơn 63 mm.

      2

      Cát mịn

      Kết cấu khá mịn, có thể phát hiện những thành phần thô; không dính; kích thước hạt từ 63 mm đến nhỏ hơn 0.25 mm.

      3

      Cát

      Hạt cát tương đối thô; các hạt có thể phân biệt được với nhau rõ rệt; kích thước hạt từ 0.25 mm đến nhỏ hơn 0.5 mm.

      4

      Cát thô

      Kết cấu cát thô; thành phần hạt rời rạc; kích thước hạt từ 0.5 mm đến nhỏ hơn 1 mm.

      5

      Cuội sỏi

      Kết cấu hạt rất thô, bao gồm cả cuội sỏi và đá nhỏ; kích thước hạt lớn hơn 1 mm.

      Sau khi mẫu được đưa lên tàu, tiến hành mô tả mẫu, chia mẫu vào các túi, ghi các phiếu ký hiệu, bọc kỹ và đánh dấu các mẫu.

      7. Quay phim, chụp ảnh dọc theo các mặt cắt và tại các điểm điều tra, khảo sát; mô tả khái quát về mức độ phong phú, đa dạng của các loài cỏ biển trong khu vực điều tra khảo sát; quan sát, ghi chép các loài sinh vật biển có trong hệ sinh thái cỏ biển; quan sát, ghi chép các dấu hiệu về sự sử dụng thảm cỏ biển hay sinh sống của các loại động vật, thực vật tiêu biểu thường xuất hiện trong hệ sinh thái cỏ biển, bao gồm: dấu hiệu về sự xuất hiện hay sử dụng cỏ biển của bò biển; số lượng các loài có vỏ (trai, sò, vẹm, tôm, cua…), hải sâm, nhím biển, rùa biển, khu hệ cá; các loài rong, tảo biển và thực vật biểu sinh khác sống trên cỏ biển.

      8. Quan trắc, đo đạc các thông số môi trường nước bằng thiết bị đo nhanh hiện trường, bao gồm: nhiệt độ, lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ pH, đo khả năng truyền ánh sáng trong nước (độ sáng), đo độ đục, chất rắn lơ lửng.

      9. Đo thế ôxi hóa khử (Eh), pH của đất nền hay trầm tích đáy của thảm cỏ biển; xác định tỷ lệ cát, bùn và sét của trầm tích hay nền đáy thảm cỏ biển tại khu vực trạm thu mẫu.

      Trước khi đo phải tiến hành hiệu chỉnh máy đo theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tiến hành đo nhiều lần (2-3 lần) và lấy trị số trung bình.

      10. Đo chiều cao tán của cỏ biển, đặt khung chuẩn (quadrat) vào vị trí mô tả chi tiết.

      11. Xác định phần trăm độ che phủ của cỏ biển trong khung bằng phương pháp Saito và Atobe, cụ thể như sau:

      a) Xác định phần trăm độ bao phủ của cỏ biển trong từng ô lưới 10 cm x 10 cm của khung chuẩn theo các cấp độ bao phủ quy định tại bảng 6.5;

      Bảng 6.5 Cấp độ che phủ của cỏ biển

      TT

      Cấp độ che phủ

      Phần nền đáy bị cỏ che phủ

      Phần trăm tương ứng

      Phần trăm trung bình (M)

      1

      5

      Từ 1/2 đến toàn bộ

      50 – 100

      75

      2

      4

      Từ 1/4 đến 1/2

      25 - 50

      37,5

      3

      3

      Từ 1/8 đến 1/4

      12,5 - 25

      18,75

      4

      2

      Từ 1/16 đến 1/8

      6,25 – 12,5

      9,38

      5

      1

      Nhỏ hơn 1/16

      < 6,25

      3,13

      6

      0

      Không có

      0

      0

      b) Tính phần trăm độ phủ trung bình trong Quadrat qua 25 ô 10 cm x 10 cm theo công thức sau:

      Trong đó, i là cấp độ che phủ (i = 0 – 5);

      Mi là phần trăm trung bình của cấp độ phủ thứ i;

      fi là tần số xuất hiện của cấp độ phủ thứ i trong 25 ô của khung chuẩn;

      c) Sử dụng biểu mẫu chuẩn về phần trăm độ che phủ thảm cỏ biển để xác định tương tự phần trăm độ che phủ của thảm cỏ biển trong khung khi phân tích ảnh chụp của khung.

      12. Xác định thành phần loài, cấu tạo cỏ biển.

      13. Ước tính mật độ, % độ che phủ của rong, tảo, thực vật biểu sinh theo biểu mẫu.

      14. Chụp ảnh khung chuẩn (bao gồm cả phần nhãn để nhận biết vị trí của khung), lưu lại số hiệu điểm chụp ảnh. Ảnh chụp phải vuông góc với bề mặt mẫu nhằm hạn chế ảnh hưởng của ánh sáng đến ảnh mẫu. Sử dụng máy quay dưới nước để so sánh sự thay đổi của mẫu trong thời gian ngắn. Ảnh phải được chụp trước khi tiến hành các điều tra khác nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của trầm tích đáy gây ra do quá trình di chuyển của người khảo sát.

      15. Hoàn chỉnh các thông tin vào phiếu điều tra; chú ý các thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết.

      Trên đây là nội dung quy định về việc điều tra, khảo sát chi tiết hệ sinh thái cỏ biển. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 23/2010/TT-BTNMT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn