Hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 02/05/2019

Theo như tôi biết thì sắp tới sẽ có quy định mới về xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp. Vậy Ban tư vấn cho tôi hỏi theo quy định mới thì hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp được quy định như thế nào? Hy vọng anh/chị giải đáp giúp tôi trong thời gian sớm nhất. Chân thành cảm ơn! 

Thùy Linh - linh*****@gmail.com

    • Hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp
      (ảnh minh họa)
    • Hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp được quy định tại Điều 4 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, (có hiệu lực từ ngày 10/06/2019), theo đó:

      1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp, tổ chức, cá nhân phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

      2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

      a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

      b) Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng;

      c) Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.

      3. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:

      a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

      b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

      c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

      d) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

      đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;

      e) Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính;

      g) Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp;

      h) Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả;

      i) Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết;

      k) Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp;

      l) Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng;

      m) Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

      n) Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      o) Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.

      Trên đây là tư vấn về hình thức xử phạt hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chúc sức khỏe và thành công!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn