Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có nội quy phòng cháy và chữa cháy?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/12/2022

Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có nội quy phòng cháy và chữa cháy? Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh không có nội quy phòng cháy và chữa cháy bị phạt bao nhiêu tiền? Phòng cháy và chữa cháy có nguyên tắc, trách nhiệm như thế nào?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Gia đình tôi kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức là quán lẩu và gia đình tôi cũng sinh sống tại đấy luôn. Cho tôi hỏi là có bắt buộc phải có nội quy phòng cháy chữa cháy khi gia đình tôi ở nơi kinh doanh không? Nếu không có nội quy phòng cháy chữa cháy thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

    • Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có nội quy phòng cháy chữa cháy?

      Tại Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6FE34', '383913');" target='_blank'>Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau:

      1. Hộ gia đình phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

      2. Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:

      a) Điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này;

      b) Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;

      c) Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.

      3. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được chủ hộ gia đình tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.

      4. Hộ gia đình quy định tại khoản 2 Điều này đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy tương ứng với loại hình cơ sở theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

      Như vậy, hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo có nội quy về phòng cháy và chữa cháy. Gia đình bạn kinh doanh dịch vụ ăn uống dưới hình thức quản lẩu và cũng sinh sống tại đấy thì bắt buộc gia đình bạn phải có nội quy phòng cháy và chữa cháy.

      Hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh không có nội quy phòng cháy và chữa cháy bị phạt bao nhiêu tiền?

      Theo Điều 29 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '383913');" target='_blank'>Điều 29 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định trong việc ban hành, phổ biến và thực hiện nội quy, biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:

      ...

      2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

      a) Không niêm yết biển báo, biển cấm, sơ đồ, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy; biển cấm, biển cảnh báo tại khu vực, nơi nguy hiểm theo quy định của pháp luật;

      b) Không chấp hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

      c) Không phổ biến nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cho những người trong phạm vi quản lý;

      d) Ban hành nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ không đầy đủ nội dung quy định hoặc không phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động của cơ sở.

      3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không niêm yết nội quy về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

      4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không có hoặc có nội quy phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhưng trái với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

      Căn cứ Khoản 2 và 4 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('67DFF', '383913');" target='_blank'>Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:

      2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

      4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

      Do đó, nếu như gia đình của bạn không có nội quy phòng cháy và chữa cháy tại nơi sinh sống kết hợp với kinh doanh quán lẩu sẽ bị phạt tiền 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

      Phòng cháy và chữa cháy có nguyên tắc, trách nhiệm như thế nào?

      Tại Điều 4 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001' onclick="vbclick('BB33', '383913');" target='_blank'>Điều 4 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy như sau:

      1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

      2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

      3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

      4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

      Theo Điều 5 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001' onclick="vbclick('BB33', '383913');" target='_blank'>Điều 5 Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013' onclick="vbclick('34B21', '383913');" target='_blank'>Điều 1 Luật phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy như sau:

      1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

      2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

      3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

      3a. Chủ hộ gia đình có trách nhiệm:

      a) Đôn đốc, nhắc nhở thành viên trong gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

      b) Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục kịp thời nguy cơ gây cháy, nổ;

      c) Phối hợp với cơ quan, tổ chức và hộ gia đình khác trong việc bảo đảm điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy; quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn chất dễ gây cháy, nổ.

      3b. Cá nhân có trách nhiệm:

      a) Chấp hành quy định, nội quy, yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền;

      b) Tuân thủ pháp luật và nắm vững kiến thức cần thiết về phòng cháy và chữa cháy; biết sử dụng dụng cụ, phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng;

      c) Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản, sử dụng chất cháy;

      d) Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

      đ) Thực hiện quy định khác có liên quan đến trách nhiệm cá nhân trong Luật này.

      4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

      Trên đây là những nguyên tắc và trách nhiệm phòng cháy chữa cháy mà luật quy định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn