Kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/07/2022

Kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố được quy định như thế nào? Tài liệu kèm theo kế hoạch ứng phó sự cố được quy định như thế nào? Mong nhận được câu trả lời!

    • Kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố được quy định như thế nào?

      Mục I Phần I Phụ lục II Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('7013E', '367475');" target='_blank'>Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố như sau:

      1. Căn cứ pháp lý, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của bản kế hoạch ứng phó sự cố; giải thích khái niệm, thuật ngữ được dùng trong kế hoạch ứng phó sự cố.

      2. Mô tả loại hình công việc bức xạ của cơ sở; phân tích nguy cơ và xác định các tình huống sự cố, hậu quả có thể xảy ra

      3. Sơ đồ tổ chức ứng phó sự cố tại cơ sở; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan và nguồn lực phục vụ ứng phó sự cố.

      4. Kịch bản ứng phó cho từng tình huống sự cố có thể xảy ra, gồm các nội dung sau đây:

      a) Tiếp nhận và xử lý thông tin sự cố: Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin; hướng dẫn bảo vệ công chúng và hạn chế sự lan rộng của sự cố, xác định mức độ huy động nguồn lực ứng phó ban đầu;

      b) Thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố: Quy trình thông báo tới các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố; quy định người chịu trách nhiệm chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường;

      c) Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó: Quy định trách nhiệm huy động và triển khai nguồn lực ứng phó sự cố;

      d) Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường: Sơ tán người dân khi cần thiết, tiến hành phân loại người nhiễm bẩn phóng xạ và tiến hành tẩy xạ tại chỗ, thu hồi nguồn phóng xạ hoặc tẩy xạ, bảo vệ nhân viên ứng phó và người dân, cấp cứu và điều trị cho nạn nhân...; yêu cầu hỗ trợ ứng phó;

      đ) Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị kế hoạch khắc phục dài hạn: Cách thức ra quyết định kết thúc sự cố và thông báo cho người dân về quyết định đó; xác định tiêu chí và lập kế hoạch về kiểm soát phóng xạ, khắc phục hậu quả môi trường, theo dõi và điều trị nạn nhân;

      e) Báo cáo kết thúc sự cố: Nơi nhận, thời gian gửi, nội dung của báo cáo (hoạt động ứng phó sự cố, các biện pháp khắc phục sự cố đã được tiến hành, hậu quả với con người, hậu quả với môi trường, đánh giá liều bức xạ, kết luận và kiến nghị).

      5. Đào tạo, diễn tập, cập nhật kế hoạch ứng phó sự cố.

      ...

      Tài liệu kèm theo kế hoạch ứng phó sự cố được quy định như nào?

      Tiểu mục 6 Mục I Phần I Phụ lục II Yêu cầu bảo đảm an ninh đối với nguồn phóng xạ và vận chuyển vật liệu hạt nhân ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('7013E', '367475');" target='_blank'>Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về tài liệu kèm theo kế hoạch ứng phó sự cố như sau:

      6. Tài liệu kèm theo:

      a) Danh mục nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ của cơ sở (Thông tin nguồn/thiết bị, giấy phép liên quan);

      b) Sơ đồ mặt bằng cơ sở, nơi tiến hành công việc bức xạ;

      c) Danh mục trang thiết bị sử dụng trong ứng phó sự cố;

      d) Danh sách, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố và tổ chức, cá nhân hỗ trợ;

      đ) Các biểu mẫu: Thông báo và tiếp nhận thông tin; yêu cầu trợ giúp; Báo cáo trong quá trình ứng phó và sau khi sự cố kết thúc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn