Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/11/2016

Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên được quy định như thế nào? Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em hiện đang học về quản lý lâm nghiệp. Em rất quan tâm tới các quy định về khai thác, sử dụng gỗ tự nhiên và cũng có nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về nội dung này. Cho em hỏi: Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp em. Xin cám ơn! Nguyễn Lời, HN.

    • Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên được quy định tại Điều 4 Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT quy định về khai thác chính và tận dụng, tận thu lâm sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, theo đó:

      1. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên chỉ thực hiện đối với chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững theo quy định của nhà nước, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

      2. Đối tượng rừng khai thác

      Rừng sản xuất là rừng tự nhiên chưa qua khai thác hoặc đã qua khai thác đã phục hồi tối thiểu một luân kỳ khai thác đáp ứng các tiêu chí sau:

      a) Trữ lượng gỗ phải đạt:

      Rừng lá rộng thường xanh từ 150 m3/ha trở lên.

      Rừng gỗ lá rộng nửa rụng lá từ 130 m3/ha trở lên.

      Rừng khộp từ 110 m3/ha trở lên.

      Rừng lá kim từ 130m3/ha trở lên.

      Rừng hỗn giao gỗ với tre nứa từ 80 m3/ha trở lên.

      b) Trữ lượng của các cây đạt cấp kính khai thác trong lô phải lớn hơn 30% tổng trữ lượng rừng của lô đó.

      c) Cây gỗ được khai thác chính (trừ trường hợp cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ) là những cây đã thành thục công nghệ và tùy theo từng loại cây, phải đạt đường kính tối thiểu đo tại vị trí thân cây cách mặt đất 1,3 mét (viết tắt là D1,3m) như sau:

      - Nhóm I và II: 45 cm;

      - Nhóm III đến nhóm VI: 40 cm;

      - Nhóm VII và VIII: 35 cm.

      - Cây gỗ họ dầu trong rừng rụng lá (rừng khộp) và cây gỗ căm xe, táu, sến: có đường kính tối thiểu là 35 cm.

      3. Trình tự, thủ tục cấp phép khai thác

      a) Chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng hồ sơ thiết kế khai thác theo hướng dẫn tại Thông tư số 87/2009/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và hát triển nông thôn về hướng dẫn thiết kế khai thác chọn gỗ rừng tự nhiên, gửi 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông để phê duyệt và cấp phép khai thác. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông viết và trả giấy biên nhận hồ sơ cho chủ rừng.

      b) Hồ sơ gồm: Giấy đề nghị cấp phép khai thác;Hồ sơ thiết kế khai thác; hương án quản lý rừng bền vững; Chứng chỉ quản lý rừng bền vững, văn bản cho phép của Thủ tướng Chính phủ và các hồ sơ khác có liên quan.

      c) Thời hạn giải quyết:

      Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.

      Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nong thôn phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng.

      4. Tổ chức khai thác và nghiệm thu gỗ

      a) Chủ rừng tổ chức khai thác hoặc hợp đồng với đơn vị có chức năng khai thác theo quy trình kỹ thuật khai thác tác động thấp; tiến hành tận dụng cành ngọn, cây phải chặt hạ khi làm đường vận xuất, vận chuyển, bãi gỗ.

      b) Gỗ sau khi được chặt hạ, cắt ngọn chủ rừng tiến hành nghiệm thu, ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, đo đếm tính toán khối lượng và lập bảng kê lâm sản. Tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế từng lô rừng so với tổng khối lượng gỗ được cấp phép khai thác vượt tối đa là 10%; nếu vượt quá 10%, chủ rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra thực tế chặt hạ đúng cây bài chặt thì được nghiệm thu tiêu thụ; trường hợp chặt không đúng cây bài chặt phải xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

      5. Quản lý rừng sau khai thác

      Sau khai thác chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, nuôi dưỡng, làm giàu rừng để phục hồi diện tích rừng theo quy định của nhà nước.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về khai thác chính gỗ rừng tự nhiên, được quy định tại Thông tư 21/2016/TT-BNNPTNT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn