Kiểm tra lâm sàn trước khi giết mổ lợn được thực hiện như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 11/07/2022

Kiểm tra lâm sàn trước khi giết mổ lợn được thực hiện như thế nào? Cơ sở tôi đang chăn nuôi lợn và sắp giết mổ để đưa ra thị trường, vậy cho tôi hỏi trước khi giết mổ lợn thì việc kiểm tra lâm sàn được thực hiện như thế nào? Cảm ơn anh chị rất nhiều!

    • Kiểm tra lâm sàn trước khi giết mổ lợn được thực hiện như thế nào?

      Tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc kiểm tra lâm sàn đối với gia súc nuôi trên cạn như sau:

      3. Kiểm tra lâm sàng động vật:

      a) Phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có đủ ánh sáng;

      b) Quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: Trường hợp phát hiện động vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn. Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng, theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này;

      c) Chỉ cho phép giết mổ gia súc đáp ứng yêu cầu tại Điều 4, sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ;

      d) Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.

      Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành thì trước khi giết mổ lợn thì cần phải thực hiện kiểm tra lâm sàn theo các yêu cầu được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT.

      Trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt khi đang kiểm tra sau quá trình giết mổ gia súc nuôi trên cạn thì phải làm sao?

      Tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT có quy định về kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi như sau:

      3. Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng, phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

      Như vậy, trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt khi đang kiểm tra sau quá trình giết mổ gia súc nuôi trên cạn thì phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn