Lâm sản đã qua chế biến (cửa gỗ bằng cây sao) có được vận chuyển đi nơi khác được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/02/2017

Tôi hiện nay đang ở tỉnh Kon Tum, trong thời gian sinh sống tại địa phương tôi luôn chấp hành tốt mọi chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước. Mấy năm gần đây tôi có tiết kiệm và đóng được một số cửa gỗ (sao) ở xưởng mộc, thời gian đóng đã được 3 năm rồi để làm nhà. Song do điều kiện công tác tôi chuyển về quê, tôi cũng mong muốn chuyển số cửa đã đóng sẵn này về quê để làm nhà. Vậy cho tôi hỏi tôi có chuyển được không? Cần những giấy tờ gì! Tôi cám ơn.

    • Vấn đề bạn thắc mắc, Thư Viện Pháp Luật xin trả lời như sau:

      Hiện tại việc vận chuyển lâm sản dù đã qua chế biến ở Việt Nam thực sự rất khó vì khi sản xuất thường gỗ không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Thông thường các cơ sở sản xuất nhỏ lẽ thường mua gỗ mà không có hóa đơn mua hàng vậy nên khi người mua hàng muốn vận chuyển những sản phẩm này thì thực sự rất khó khăn. Về cơ bản căn cứ theo quy định tại Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT, cụ thể là Điều 17 quy định:

      Điều 17. Lâm sản sau chế biến
      1. Hồ sơ lâm sản sau chế biến từ gỗ rừng tự nhiên trong nước của tổ chức xuất ra gồm: hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính, kèm theo bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.

      - Khoản 5 Điều 3 của Thông tư trên có quy định về bảng kê lâm sản như sau:
      Bảng kê lâm sản là bảng ghi danh mục lâm sản trong cùng một lần nghiệm thu, mua bán, xuất, nhập hoặc lâm sản vận chuyển trên một phương tiện theo đúng quy định tại mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

      - Điều 5. Bảng kê lâm sản

      1. Mẫu bảng kê lâm sản ban hành kèm theo Thông tư này áp dụng thống nhất đối với tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.

      2. Bảng kê lâm sản do tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động khai thác, nhập, xuất lâm sản lập khi nghiệm thu, đóng búa kiểm lâm hoặc nghiệm thu, xuất lâm sản trên cùng một lần và một phương tiện vận chuyển.

      Tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân lập bảng kê lâm sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự chính xác và nguồn gốc lâm sản hợp pháp tại bảng kê lâm sản.

      3. Phương pháp lập bảng kê lâm sản

      a) Chủ lâm sản ghi đầy đủ các nội dung về lâm sản tại bảng kê lâm sản.

      b) Ghi chi tiết đối với khúc, lóng gỗ tròn nguyên khai, gỗ đẽo tròn, gỗ lóc lõi có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 1 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên và những tấm, hộp gỗ xẻ, gỗ đẽo hộp có chiều dài từ 1m trở lên, chiều rộng từ 20 cm trở lên và chiều dày từ 5 cm trở lên.

      c) Ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với gỗ tròn, gỗ đẽo, gỗ xẻ không đủ kích thước quy định tại điểm b Khoản này. d) Ghi chi tiết hoặc ghi tổng hợp chung số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng đối với từng loại lâm sản ngoài gỗ phù hợp với thực tế.

      đ) Tại cuối mỗi trang của bảng kê lâm sản ghi tổng khối lượng lâm sản.

      Như vậy, trong trường hợp bạn liên hệ cơ sở sản xuất cửa cho bạn để lấy được hóa đơn bán hàng, bảng kê lâm sản có xác thực của kiểm lâm địa phương thì mới có thể vận chuyển hợp pháp, trường hợp không đủ 2 loại giấy tờ trên thì sẽ bị tịch thu khi bị phát hiện. Xin lưu ý rằng không còn cách nào khác để xác thực nguồn gốc lâm sản ngoài 2 loại giấy tờ trên. Tuy nhiên với trường hợp số lượng nhỏ lại là sản phẩm đã qua chế biến thì khi vận chuyển với số lượng ít thì cơ quan chức năng cũng không (làm khó) bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn