Lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/12/2022

Lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào? Kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao? Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

Nhờ tư vấn giúp tôi, tôi cảm ơn.

    • 1. Lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

      Tại Điều 13 Nghị định 129/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5AB8A', '383672');" target='_blank'>Điều 13 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy dịnh về lựa chọn tổ chức, cá nhân bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

      1. Cơ quan được giao quản lý tài sản thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, khai thác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi thì doanh nghiệp nhà nước tự thực hiện bảo trì hoặc thuê tổ chức, cá nhân thực hiện bảo trì theo quy định tại khoản 2 Điều này.

      2. Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu, trừ trường hợp Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích hoặc giao việc bảo trì cho nhà thầu thi công theo quy định của pháp luật.

      3. Trường hợp cho thuê quyền khai thác hoặc chuyển nhượng có thời hạn tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật thì việc bảo trì thực hiện theo Hợp đồng ký kết.

      2. Kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?

      Tại Điều 14 Nghị định 129/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5AB8A', '383672');" target='_blank'>Điều 14 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy dịnh về kinh phí thực hiện bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

      1. Kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được bố trí từ nguồn thu khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi, từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác của cơ quan được giao quản lý tài sản theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp sau:

      a) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

      b) Tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi trong thời gian chuyển nhượng có thời hạn mà theo Hợp đồng chuyển nhượng doanh nghiệp nhận chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm thực hiện việc bảo trì theo Hợp đồng chuyển nhượng.

      2. Việc lập, phê duyệt kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật có liên quan.

      3. Khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như thế nào?

      Tại Điều 15 Nghị định 129/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5AB8A', '383672');" target='_blank'>Điều 15 Nghị định 129/2017/NĐ-CP quy dịnh về khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi như sau:

      1. Các phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi do Nhà nước đầu tư xây dựng:

      a) Nhà nước giao cho đơn vị khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thực hiện khai thác theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật Thủy lợi và quy định tại Điều 16, Điều 17 Nghị định này;

      b) Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;

      c) Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi theo quy định tại Điều 19 Nghị định này;

      d) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

      2. Căn cứ vào quy hoạch phát triển, kế hoạch đầu tư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý, khả năng khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi và phương thức quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan được giao quản lý tài sản lập kế hoạch khai thác đối với tài sản được giao quản lý, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

      3. Việc quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi đã được cơ quan, người có thẩm quyền ký kết hoặc chấp thuận theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến hết thời hạn của hợp đồng ký kết. Trường hợp không đúng quy định của pháp luật thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn