Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay thăm dò khoáng sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/03/2019

Xin chào ban biên tập, tôi đang tìm hiểu các quy định về kỹ thuật công tác bay đo từ trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Anh chị cho tôi hỏi Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay thăm dò khoáng sản như thế nào?

    • Theo quy định Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT, Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay như sau:

      1. Mạng lưới tuyến bay đo từ, trọng lực được thực hiện theo tỷ lệ điều tra; khoảng cách các tuyến bay đo thường, khoảng cách các tuyến bay đo tựa được quy định tại Bảng 2 khoản này.

      Bảng 2. Khoảng cách mạng lưới các tuyến bay đo

      STT

      Tỷ lệ điều tra

      Khoảng cách giữa các tuyến bay đo thường (m)

      Khoảng cách tuyến bay đo tựa (m)

      1

      1:1.000.000

      10.000

      Trong khoảng từ 30.000 đến 50.000

      2

      1:500.000

      5.000

      Trong khoảng từ 15.000 đến 25.000

      3

      1:250.000

      2.500

      Trong khoảng từ 7.500 đến 12.500

      4

      1:200.000

      2.000

      Trong khoảng từ 6.000 đến 10.000

      5

      1:100.000

      1.000

      Trong khoảng từ 3.000 đến 5.000

      6

      1:50.000

      500

      Trong khoảng từ 1.500 đến 2.500

      7

      1:25.000

      250

      Trong khoảng từ 750 đến 1.250

      8

      1:10.000

      100

      Trong khoảng từ 300 đến 500


      2. Khoảng cách giữa các tuyến bay đo thường khi bay thực tế không lệch quá một phần ba (1/3) khoảng cách giữa hai tuyến liền kề so với thiết kế.

      3. Yêu cầu thiết kế hướng (phương vị) tuyến bay đo:

      - Hướng tuyến bay đo thường được thiết kế vuông góc hoặc gần vuông góc với phương cấu trúc địa chất chung của vùng bay nhưng không nhỏ hơn 45°;

      - Hướng tuyến bay đo tựa được thiết kế vuông góc với tuyến bay đo thường;

      - Không thiết kế tuyến bay đo thường theo hướng 90° hoặc 270° đối với bay đo từ.

      4. Yêu cầu thiết kế tuyến bay đo liên kết:

      - Tuyến bay đo liên kết được thiết kế để đo chờm phủ lên cả hai vùng bay đo trên vùng có đặc điểm trường từ ổn định;

      - Việc liên kết giữa hai vùng bay phải có ít nhất ba tuyến bay đo liên kết; chiều dài mỗi tuyến bay đo liên kết chờm trên từng vùng bay tối thiểu 10 km.

      5. Độ cao bay đo từ và bay đo trọng lực của tuyến bay đo thường, tuyến bay đo tựa tối đa là 500m tính từ điểm cao nhất của mặt địa hình trên tuyến bay, trừ độ cao bay đo quy định tại khoản 2 Điều 17, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 18, khoản 2 Điều 37 và khoản 1 Điều 38 Thông tư này. Việc xác định độ cao bay đo cụ thể được thực hiện theo đề án, dự án, nhiệm vụ (sau đây gọi chung là đề án) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

      6. Yêu cầu về tốc độ bay:

      - Tốc độ bay đo từ ≤ 500 km/h;

      - Tốc độ bay đo trọng lực ≤ 250 km/h và giữ ổn định tốc độ trong toàn bộ quá trình bay đo.

      Trên đây là quy định về Mạng lưới tuyến bay đo, độ cao và tốc độ bay thăm dò khoáng sản.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BTNMT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn