Mô hình tổng thể kiến trúc thông tin, dữ liệu trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/01/2020

Tôi nghe nói Bộ TNMT mới ban hành quy định về kiến trúc chính phủ điện tử ngành TNMT, vậy cho tôi hỏi theo quy định này thì mô hình tổng thể kiến trúc thông tin, dữ liệu trong kiến trúc Chính phủ điện tử được quy định thế nào?

    • Căn cứ Tiết 2 Mục III Chương II Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định mô hình tổng thể kiến trúc thông tin, dữ liệu trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:

      Hình 11: Mô hình tổng thể kiến trúc thông tin, dữ liệu

      Mô hình thể hiện các thông tin dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Bộ TN&MT chi tiết đến từng lĩnh vực và không phụ thuộc cơ quan nhà nước nào tạo ra nó. Tối đa tính chia sẻ, không thu thập xây dựng trùng lặp và phù hợp, đáp ứng được các yêu cầu nghiệp vụ.

      Các CSDL về TN&MT được phân chia thành 04 thành phần chính:

      Dữ liệu/Cơ sở dữ liệu do Bộ TN&MT quản lý:

      - CSDL dùng chung trong Bộ TN&MT: Các CSDL dạng danh mục, các thực thể quản lý … cung cấp dữ liệu, tạo sự gắn kết cho tất cả các ứng dụng được phát triển trong hệ thống một cách thống nhất;

      - Các CSDL dịch vụ công, giám sát, quản trị: Các CSDL phục vụ cung cấp các dịch vụ công, các dịch vụ giám sát, quản trị toàn bộ hệ thống;

      - CSDL phục vụ hành chính, nội bộ: Các CSDL phục vụ các vụ chức năng, chỉ đạo điều hành, trong phạm vi nội bộ Bộ TN&MT;

      - Dữ liệu mở TN&MT: Danh mục thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được công bố trên trang thông tin hoặc cổng thông tin điện tử, các ấn phẩm chuyên môn (theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 73/2017/NĐ-CP);

      - CSDL quốc gia: Các CSDL có quy mô quốc gia, tính chất quốc gia, liên ngành (phù hợp với các luật chuyên ngành, bộ luật có quy định về CSDL quốc gia) được kết nối, chia sẻ với các bộ, ngành, địa phương;

      - Các CSDL chuyên ngành: Các CSDL phục vụ công tác chuyên môn của các lĩnh vực chuyên ngành.

      Dữ liệu/Cơ sở dữ liệu do địa phương quản lý:

      - CSDL phục vụ hành chính, nội bộ: Các CSDL phục vụ các vụ chức năng, chỉ đạo điều hành của Sở TN&MT phù hợp với Kiến trúc CPĐT ngành TN&MT và Kiến trúc CQĐT cấp tỉnh;

      - Các CSDL chuyên ngành: Các CSDL phục vụ công tác chuyên môn của các lĩnh vực chuyên ngành, các CSDL thành phần của các CSDL quốc gia, các CSDL có quy mô từ Trung ương đến địa phương.

      Dữ liệu/Cơ sở dữ liệu có tham chiếu, kết nối:

      - CSDL về TN&MT do các bộ, ngành khác quản lý;

      - CSDL về TN&MT trong khu vực và quốc tế;

      - CSDL về TN&MT do các tổ chức, cá nhân quản lý.

      Kho dữ liệu tổng hợp (Phục vụ tổng hợp, phân tích, dự báo, …):

      - Kho dữ liệu tổng hợp là tập hợp tất cả các thông tin, tư liệu, dữ liệu về TN&MT, được thu thập, trích xuất, tổng hợp từ tất cả các nguồn có liên quan. Được ứng dụng các công nghệ hiện đại để lưu trữ, quản lý, phân tích, dự báo hỗ trợ công tác quản lý nhà nước của ngành.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn