Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên môi trường

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/01/2020

Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên môi trường được quy định thế nào?

    • Mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành tài nguyên môi trường
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Tiết 3 Mục II Chương II Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019' onclick="vbclick('694DB', '315205');" target='_blank'>Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định mô hình trao đổi thông tin, dữ liệu giữa các cơ quan trong kiến trúc Chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:

      Mô hình trao đổi thông tin dữ liệu cơ bản

      Trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan, về cơ bản hiện tại thực hiện theo mô hình sau:

      Hình 6: Mô hình trao đổi thông tin cơ bản

      Các cơ quan, đơn vị khi cần trao đổi với cơ quan, đơn vị khác sẽ lập văn bản và gửi yêu cầu trao đổi. Thông tin, số liệu được đưa vào các văn bản dưới dạng bảng biểu hoặc các phương tiện mang tin kèm theo. Khi có sự ứng dụng CNTT, trao đổi thông tin dữ liệu được mở rộng thêm phương tiện khác như gửi qua thư điện tử, tải từ máy chủ nhưng về cơ bản trao đổi chính thống vẫn qua văn bản và kèm theo văn bản là phương tiện trao đổi thuận tiện và thông dụng nhất.

      Mô hình trao đổi tương lai

      Giải pháp tin học hóa trao đổi dữ liệu trong tương lai sẽ đa dạng hóa các phương thức trao đổi, tăng cường trao đổi dữ liệu có cấu trúc và hạn chế trao đổi qua phương pháp bằng con đường văn bản để đảm bảo dữ liệu có thể xử lý tự động và giảm công sức trong việc nhập liệu và tác vụ thủ công.

      Việc đánh giá trao đổi dữ liệu thực hiện tổng thể và phân loại theo các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế, khả năng cấu trúc hóa dữ liệu và năng lực đầu tư, số hóa dữ liệu. Qua đó, mô hình trao đổi dữ liệu sẽ thực hiện qua một số phương án sau:

      Phương án 1: Trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử

      Hình 7: Mô hình trao đổi dữ liệu bằng văn bản điện tử

      Thông tin trao đổi thực tế vô cùng đa dạng và theo tình huống khác nhau, vì vậy, việc cấu trúc hóa dữ liệu theo từng bước. Trao đổi văn bản điện tử vẫn sử dụng như phương tiện trao đổi thông tin cơ bản nhất:

      Phương án này được áp dụng cho các loại dữ liệu sau:

      - Dữ liệu phi cấu trúc và nửa cấu trúc;

      - Dữ liệu không được thường xuyên trao đổi;

      - Dữ liệu không thể định hình từ trước.

      Quá trình trao đổi dữ liệu bằng phương tiện văn bản điện tử đã được áp dụng trên cơ sở vận hành hệ thống quản lý và trao đổi văn bản điện tử hiện nay ở Bộ TN&MT đã tương đối thành công bước đầu và trong tương lai tiếp tục được duy trì và mở rộng.

      Phương án 2: Trao đổi qua việc khai thác dữ liệu dùng chung

      Hình 8: Mô hình trao đổi dữ liệu qua việc khai thác dữ liệu dùng chung

      Trong phương án này, dữ liệu thường được trao đổi sẽ được lưu trữ trong một CSDL dùng chung của Bộ. CSDL dùng chung sẽ được phân cấp cho một cơ quan chịu trách nhiệm quản lý, vận hành và duy trì, đơn vị phát sinh nguồn dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm về giá trị dữ liệu, các đơn vị khác có thể khai thác, sử dụng chung. Điều này làm hạn chế quá trình trao đổi và giảm các tác vụ hành chính trao đổi không cần thiết.

      Phương án này áp dụng với các loại dữ liệu sau:

      - Dữ liệu có cấu trúc;

      - Dữ liệu được nhiều cơ quan, đơn vị cùng xây dựng và khai thác;

      - Dữ liệu có tần xuất truy cập lớn.

      Phương án 3:

      Hình 9: Mô hình trao đổi dữ liệu qua dịch vụ

      Trong phương án này, các cơ quan, đơn vị công bố các dịch vụ (công nghệ thông tin) tiếp nhận và cung cấp dữ liệu cho các cơ quan khác khai thác và sử dụng. Phương án cung cấp và khai thác sẽ được thiết kế qua mô hình kiến trúc tại mục 5 của báo cáo này.

      Phương án này áp dụng với các loại dữ liệu sau:

      - Dữ liệu có cấu trúc;

      - Dữ liệu phần lớn được duy trì và vận hành bởi một đơn vị;

      - Dữ liệu đòi hỏi cần phải có các thao tác nghiệp vụ xử lý;

      - Dữ liệu có tần xuất truy cập hạn chế và mang tính chuyên ngành cao.

      Với các phương án này, trong các phần sau sẽ phân tích và xác định cụ thể thôngtin, dữ liệu sẽ được trao đổi trong phạm vi Bộ TN&MT.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn