Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam quy định thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 22/01/2022

Xin được hỏi, Mục đích, yêu cầu của Kế hoạch Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam được quy định như thế nào?

    • Căn cứ Mục 1 Chương 1 Kế hoạch thực hiện Quyết định 1316/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết định 2436/QĐ-BTNMT năm 2021' onclick="vbclick('7966C', '357315');" target='_blank'>Quyết định 2436/QĐ-BTNMT năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) quy định về mục đích và yêu cầu như sau:

      - Mục đích

      + Triển khai thống nhất, đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định 1316/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam (sau đây gọi là Quyết định 1316/QĐ-TTg).

      + Phân công nội dung công việc cụ thể cho các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường để trực tiếp thực hiện hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các nội dung của Quyết định.

      + Nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, công chức, viên chức và người lao động thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong sử dụng túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt và thải bỏ chất thải nhựa.

      - Yêu cầu

      + Việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Quyết định 1316/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) phải được triển khai sâu rộng trong các cơ quan, đơn vị và tổ chức đoàn thể thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường với nội dung, hình thức phong phú, thiết thực và hiệu quả.

      + Nội dung triển khai phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị; có đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và đánh giá những khó khăn, vướng mắc, hạn chế, yếu kém và đề ra giải pháp thực hiện, bảo đảm đạt được các mục tiêu của Kế hoạch.

      + Đề cao trách nhiệm, vai trò và nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn