Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/06/2022

Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần? Công tác đảm bảo trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như thế nào? Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị.

    • Nhiệm vụ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần?

      Tại Tiết t Tiểu mục 5 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7DB05', '366874');" target='_blank'>Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như sau:

      t) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

      - Xây dựng, chỉ đạo xây dựng Kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần ở các cấp trên địa bàn (tích hợp với Kế hoạch phòng thủ dân sự) được Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt theo phân cấp; thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh bổ sung kế hoạch phù hợp với thực tiễn; duy trì chế độ canh, trực, thông báo, cảnh báo; tổ chức huấn luyện, diễn tập nâng cao năng lực cho dân quân tự vệ, đội xung kích và các lực lượng khác, bảo đảm khả năng ứng phó tại chỗ và ban đầu kịp thời, hiệu quả;

      - Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho toàn dân, trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị trong ứng phó các sự cố, thiên tai, thảm họa;

      - Các địa phương ven biển tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ, đội đoàn kết, tổ hợp tác trên biển trong việc tương trợ nhau khi cùng hoạt động trên biển, nhất là công tác cứu hộ, cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ”. Kiểm tra, kiểm soát, đăng ký, đăng kiểm phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên các phương tiện; nắm chắc diễn biến tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn trên các vùng biển nhất là nguy cơ sóng thần, kịp thời thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng biết để chủ động ứng phó;

      - Gắn phát triển kinh tế xã hội với nâng cao khả năng thích ứng chống chịu của hạ tầng và khu dân cư công cộng đủ khả năng phòng chống thảm họa và xây dựng địa điểm sơ tán nhân dân, điểm an toàn, hệ thống y tế, mạng lưới giao thông, vận chuyển và thông tin liên lạc trọng yếu các công trình lưỡng dụng ở địa phương có thể sử dụng khi xảy ra thảm họa;

      - Bố trí ngân sách đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư nhu yếu phẩm cần thiết sẵn sàng ứng phó; đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền vận động các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp... trên địa bàn mua sắm trang thiết bị phù hợp theo quy định sẵn sàng ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo yêu cầu;

      - Khi xảy ra thảm họa, huy động lực lượng, phương tiện của nhân dân phối hợp với các lực lượng của các bộ, cơ quan ngang bộ đứng chân trên địa bàn, lực lượng chi viện khác, tổ chức sơ tán nhân dân, tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả; tổ chức bảo vệ an toàn khu vực sơ tán, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn;

      - Triển khai các biện pháp nhằm bảo đảm về y tế, vật tư, nhu yếu phẩm cho người dân tại các khu sơ tán, các khu vực dân cư bị nạn; có biện pháp bảo đảm an toàn giao thông; điều tra, xác định thiệt hại, xây dựng và triển khai kế hoạch khắc phục ô nhiễm, phục hồi do các sự cố môi trường gây ra;

      - Tổ chức khôi phục tái thiết các cơ sở giáo dục, đào tạo, du lịch, các thiết chế văn hóa, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, ổn định đời sống nhân dân vùng bị nạn;

      - Tổng hợp, báo cáo kết quả về Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng thủ dân sự, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan ngang bộ theo quy định.

      Công tác đảm bảo trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như thế nào?

      Tại Tiểu mục 6 Mục III Kế hoạch quốc gia ứng phó thảm họa động đất, sóng thần kèm theo Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022' onclick="vbclick('7DB05', '366874');" target='_blank'>Quyết định 645/QĐ-TTg năm 2022 có quy định về công tác đảm bảo trong kế hoạch ứng phó thảm họa động đất, sóng thần như sau:

      Bảo đảm trang thiết bị và ngân sách cho hoạt động ứng phó thảm họa động đất, sóng thần từ nguồn ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, các nguồn hợp pháp khác và được thực hiện theo Kế hoạch phòng thủ dân sự quốc gia.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn