Những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 29/06/2017

Những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, Tôi là Xuân Quý, tôi đang là ngư dân. Gần đây khi đang đánh bắt cá trên biển gần bờ, tôi và các thành viên trên tàu tình cờ kéo được một số chén, đĩa, lục bình bằng xứ, nghi là đồ cổ. Do tò mò và nơi này có thể lặn được nên chúng tôi đã lặn xuống xem và phát hiện một con tàu đắm. Chúng tôi chưa báo với cơ quan nhà nước và dự định sẽ trở lại đây để trục vớt đem đi bán để lấy tiền trang trải cuộc sống. Cho tôi hỏi, chúng tôi có được trụt vớt hay không? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Xuân Quý (xuanquy*****@gmail.com)

    • Những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước được quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2005/NĐ-CP' onclick="vbclick('99B', '190573');" target='_blank'>Điều 9 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước. Cụ thể là:

      Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

      1. Thăm dò, khai quật, mua bán, vận chuyển trái phép di sản văn hoá dưới nước.

      2. Tự ý tìm kiếm, trục vớt làm sai lệch hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hoá dưới nước.

      3. Lợi dụng hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai quật di sản văn hoá dưới nước để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người.

      4. Cản trở hoạt động quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

      5. Các hành vi khác được quy định tại Điều 13 Luật Di sản văn hóa' onclick="vbclick('BB36', '190573');" target='_blank'>Điều 13 Luật Di sản văn hóa.

      Điều 13 Luật Di sản văn hóa' onclick="vbclick('BB36', '190573');" target='_blank'>Điều 13 Luật Di sản văn hóa quy định:

      Nghiêm cấm các hành vi sau đây:

      1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hoá;

      2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;

      3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;

      4. Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài;

      5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá để thực hiện những hành vi trái pháp luật.

      Trong trường hợp bạn phát hiện tàu đắm ở vùng biển ngoài khơi thuộc lãnh thổ Viêt Nam, bạn phải thông báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật để kịp thời tiếp nhận thông tin và quản lý. Sau khi xem xét, trụt vớt, định giá cổ vật đã được trụt vớt, và trừ tất cả các chi phí trong quá trình trục vớt thì bạn sẽ nhận được mười lần mức lương cơ sở và 50% giá trị sau khi trừ chi phí mà vượt mức 10 lần mức lương cơ sở. 50% còn lại thuộc về Nhà nước.

      Trong trường hợp bạn không khai báo mà thực hiện trục vớt có thể sẽ làm sai lệch hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa dưới nước là trái quy định của pháp luật. Có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không tự giác khai báo, cố tình chiếm đoạt di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện và bị tịch thu tang vật vi phạm theo quy định tại Điều 25 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình quản lý và bảo vệ di sản văn hóa dưới nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn