Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện bao gồm những nội dung nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/06/2018

Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện bao gồm những nội dung nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phương Thành, hiện tôi đang tìm hiểu quy định về bảo đảm an toàn điện lưới. Nhưng có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp. Cụ thể là: Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện bao gồm những nội dung nào? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn!

    • Nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện bao gồm những nội dung nào?
      (ảnh minh họa)
    • Theo đó, nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện bao gồm những nội dung quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2014/TT-BCT ' onclick="vbclick('3D7F5', '248271');" target='_blank'>Điểm b Khoản 3 Điều 5 Thông tư 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết về an toàn điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành. Cụ thể như sau:

      - An toàn khi đào, đổ móng cột; đào mương cáp ngầm;

      - An toàn khi lắp, dựng cột;

      - An toàn khi rải, căng dây dẫn, dây chống sét;

      - An toàn khi lắp đặt thiết bị điện.

      Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định nội dung huấn luyện chung an toàn điện gồm:

      - Sơ đồ hệ thống điện, các yêu cầu bảo đảm an toàn cho hệ thống điện.

      - Biện pháp tổ chức để bảo đảm an toàn khi tiến hành công việc: Khảo sát, lập biên bản hiện trường (nếu cần); lập kế hoạch; đăng ký công tác; tổ chức đơn vị công tác; làm việc theo Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác; thủ tục cho phép làm việc; giám sát an toàn trong thời gian làm việc; thủ tục kết thúc công việc và đóng điện trở lại.

      - Biện pháp kỹ thuật chuẩn bị nơi làm việc an toàn: cắt điện và ngăn chặn có điện trở lại nơi làm việc; kiểm tra không còn điện; tiếp đất; lập rào chắn, treo biển cấm, biển báo; thiết lập vùng làm việc an toàn.

      - Cách nhận biết và biện pháp loại trừ nguy cơ gây sự cố, tai nạn tại nơi làm việc và phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, sơ cứu người bị tai nạn điện.

      - Tính năng, tác dụng, cách sử dụng, cách bảo quản, quy định về kiểm tra (thí nghiệm) các trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc phù hợp với công việc của người lao động.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về những nội dung huấn luyện cho người làm công việc xây lắp điện. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 31/2014/TT-BCT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn