Ô tô cùng kiểu loại được quy định như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/02/2018

Ô tô cùng kiểu loại được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi tên Nguyễn Cao Quang Phong, hiện nay tôi đang sống và làm việc tại Quận 2, Tp.HCM. Vì yêu cầu công việc, tôi cần tìm hiểu một số quy định của pháp luật về ô tô cùng kiểu loại. Ban Biên tập cho tôi hỏi: Ô tô cùng kiểu loại được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được câu trả lời của Ban Biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn.         

    • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/03/2018) quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô nhập khẩu thuộc đối tượng của Nghị định 116/2017/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

      Ô tô cùng kiểu loại là các xe ô tô có cùng đặc điểm được xác định theo nguyên tắc nêu tại Phụ lục IIban hành kèm theo Thông tư này.

      Nguyên tắc xác định ô tô cùng kiểu loại:

      Ô tô cùng kiểu loại là các ô tô của cùng một chủ sở hữu công nghiệp (nhà sản xuất), cùng nhãn hiệu (Trade mark), cùng thiết kế (hoặc Type Approval number), Model Code, cùng các thông số kỹ thuật cơ bản thể hiện trong Chứng chỉ chất lượng, cùng nước sản xuất. Đối với các ô tô có sự thay đổi nhưng vẫn được coi là sản phẩm cùng kiểu loại nếu xe vẫn thỏa mãn các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành và không thay đổi các thông số kỹ thuật dưới đây:

      - Loại phương tiện;

      - Nhãn hiệu phương tiện;

      - Số người cho phép chở kể cả người lái;

      - Kiểu dáng, kết cấu của cabin, khung hoặc thân vỏ ô tô;

      - Ký hiệu của: động cơ, hộp số, cầu chủ động;

      - Loại nhiên liệu sử dụng;

      - Hệ thống phanh: kiểu dẫn động, kiểu cơ cấu phanh;

      - Hệ thống lái: kiểu loại cơ cấu lái;

      - Hệ thống treo: kiểu hệ thống treo, kết cấu của bộ phận đàn hồi;

      - Hệ thống chuyển động: ký hiệu của cầu bị động;

      - Trang thiết bị đặc trưng (nếu có)

      Trên đây là nội dung tư vấn về Ô tô cùng kiểu loại. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 03/2018/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2 Điều 3 Thông tư 03/2018/TT-BGTVT Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn