Quy định của pháp luật về việc thu gom chất thải phóng xạ dạng lỏng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/12/2017

Việc thu gom chất thải phóng xạ dạng lỏng được pháp luật quy định như thế nào? Xin chào Quý Ban biên tập, tôi là Quang Mạnh hiện đang sinh sống và làm việc tại Tp Hồ Chí Minh, có thắc mắc về vấn đề quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, muốn nhờ Ban biên tập giải đáp như sau: Việc thu gom chất thải phóng xạ dạng lỏng được pháp luật quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vẫn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!

    • Việc thu gom chất thải phóng xạ dạng lỏng được pháp luật quy định tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành, cụ thể như sau:

      Chất thải phóng xạ dạng lỏng (sau đây gọi là nước thải phóng xạ) phải được thu gom tách khỏi nước thải không phóng xạ vào các bể chứa hoặc các bình đựng. Việc thu gom nước thải phóng xạ phải bảo đảm các yêu cầu sau:

      a) Khi thu gom nước thải bằng bình đựng thì bình phải được thiết kế che chắn thích hợp để bảo vệ chống chiếu ngoài cho các nhân viên và bảo đảm ngăn ngừa việc rò rỉ nước thải phóng xạ ra môi trường. Bình đựng nước thải phóng xạ thu gom phải đặt trong một thùng kim loại, giữa thùng kim loại và bình phải đổ chất hấp thụ để hấp thụ nước rò rỉ. Bình đựng và thùng bên ngoài phải có nắp đậy kín, có gắn dấu hiệu cảnh báo bức xạ;

      b) Các bình đựng thu gom nước thải phóng xạ phải dán nhãn thông tin nhận dạng như quy định đối với thùng, bao, túi thu gom chất thải dạng rắn trước khi chuyển vào nơi lưu giữ tạm thời;

      c) Các bể thu gom nước thải phóng xạ phải được bố trí và thiết kế bảo đảm các yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều 9 Thông tư này.

      d) Nước thải phóng xạ thu gom phải được lập thành hồ sơ và lưu giữ với các thông tin:

      - Số lượng bình đựng nước thải phóng xạ thu gom và thông tin nhận dạng của từng bình;

      - Lượng nước thải phóng xạ (m3) và ngày tháng năm được thu gom vào các bể chứa;

      - Các nhân phóng xạ chính có trong nước thải và nơi phát sinh nước thải.

      Trên đây là nội dung câu trả lời về việc thu gom chất thải phóng xạ dạng lỏng. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 22/2014/TT-BKHCN.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Khoản 2 Điều 4 Thông tư 22/2014/TT-BKHCN Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn