Quy định quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/07/2017

Công tác quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Công Thanh, hiện tại đang là sinh viên ngành kinh tế tại Hà Nội. Tôi đang tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến thủy sản tại Việt Nam để phục vụ công tác nghiên cứu làm đề tài và cho công việc học tập. Cho tôi hỏi công tác quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa được thực hiện như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Nguyễn Công Thanh (thanh*****@gmail.com)

    • Công tác quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa được quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 27/2005/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thủy sản. Cụ thể là:

      Khu bảo tồn vùng nước nội địa được quản lý theo quy định của Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về bảo tồn và khai thác bền vững các vùng đất ngập nước.

      Khu bảo tồn vung nước nội địa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khoanh vùng ngập nước để bảo vệ các hệ sinh thái đặc thù trên vùng biển Việt Nam có tầm quan trọng không nhưng đối với quốc gia mà với toàn thế giới để cân bằng hệ sinh thái biển. Tạo điều kiện cho các giống, loài đang sinh sông, cư trú trong các hệ sinh thái này phát triển, tạo sự đa dạng sinh thái tiến tới hạn chế sự tuyệt chủng của sống loài tại các hệ sinh thái này. Hệ sinh thái biển là hệ sinh thái thủy sinh lớn nhất trên thế giới bao gồm đại dương, ruộng muối, và hệ sinh thái bãi triều, cửa sông và phá, thực vật ngập mặn và các rạn san hô ngầm, biển sâu và sinh vật đáy. Hệ sinh thái biển trái ngược với hệ sinh thái nước ngọt với hàm lượng muối cao hơn. Hệ sinh thái biển và ven bờ ở Việt Nam cung cấp nhiều lợi ích kinh tế (thực phẩm, thu nhập, việc làm) và nhiều giá trị cộng đồng (tham quan, giải trí, văn hóa) cho đời sống con người, thông qua những dịch vụ và chức năng quan trọng như điều tiết, cung cấp lương thực, văn hóa và hỗ trợ.

      Chính vì thế, nhà nước đặc biệt quan tâm đến công tác bảo vệ, cải thiệt và phát triển môi trường biển để tạo điều kiện cho các hệ sinh thái biển và ven bờ Việt Nam phát triển, tạo sự đa dạng sinh học và phát triển của giống, loài trong môi trường này. Công tác quản lý các khu bảo tồn nước nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định số 109/2003/NĐ-CP. Ngoài ra:

      - Chính phủ ban hành tiêu chuẩn để phân loại và công bố các khu bảo tồn; quy hoạch, xây dựng và phân cấp quản lý các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển; ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế.

      - Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế quản lý khu bảo tồn được phân cấp cho địa phương quản lý;

      - Nhà nước đầu tư để bảo tồn quỹ gen và đa dạng sinh học thuỷ sản; có chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng và tham gia quản lý các khu bảo tồn; có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tái định cư, bảo đảm lợi ích cho dân cư trong khu bảo tồn.

      - Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển theo Quy chế quản lý khu bảo tồn.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về công tác quản lý khu bảo tồn vùng nước nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm thông tin tại Nghị định 27/2005/NĐ-CP.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn