Quy trình xử lý công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố được thực hiện như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 26/02/2023

Xin hỏi công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố thì phải xử lý theo quy trình như thế nào? - Câu hỏi của Thanh Mạnh (Bạc Liêu).

    • Quy trình xử lý công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố được thực hiện như thế nào?

      Căn cứ Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 28/03/2023) quy định quy trình xử lý công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố như sau:

      Quy trình kiểm soát và ứng phó trong trường hợp công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố

      Khi phát hiện sự cố, trong trường hợp cần thiết, đơn vị cấp nước dừng hoạt động của công trình cấp nước.

      1. Thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và khách hàng về sự cố.

      2. Lập biên bản về nội dung sự cố.

      3. Kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị. Trường hợp sự cố nghiêm trọng, đơn vị cấp nước thông tin kịp thời và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phục; đề xuất phương án cấp nước thay thế nếu có khả năng gián đoạn về cấp nước trên 48 giờ.

      4. Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp nước ổn định cho khách hàng. Trong quá trình khắc phục sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng và thông suốt.

      5. Báo cáo và giải trình nội dung liên quan đến sự cố tới chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, khách hàng.

      6. Ghi chép vào sổ quản lý vận hành các thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục.

      7. Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

      Như vậy, quy trình xử lý công trình cấp nước nông thôn tập trung gặp sự cố như sau:

      Bước 1. Thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn và khách hàng về sự cố.

      Bước 2. Lập biên bản về nội dung sự cố.

      Bước 3. Kiểm tra, đánh giá nguyên nhân và giải quyết sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của đơn vị.

      Trường hợp sự cố nghiêm trọng, đơn vị cấp nước thông tin kịp thời và phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp xử lý và khắc phụ. Đề xuất phương án cấp nước thay thế nếu có khả năng gián đoạn về cấp nước trên 48 giờ.

      Bước 4. Xử lý sự cố, khôi phục và cung cấp nước ổn định cho khách hàng. Trong quá trình khắc phục sự cố, đảm bảo thông tin liên lạc kịp thời, liên tục, đúng đối tượng và thông suốt.

      Bước 5. Báo cáo và giải trình nội dung liên quan đến sự cố tới chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn, khách hàng.

      Bước 6. Ghi chép vào sổ quản lý vận hành các thông tin, số liệu về sự cố và các biện pháp khắc phục.

      Bước 7. Đánh giá tổng thể sự cố và đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lý các sự cố có thể xảy ra trong tương lai.

      (Hình từ Internet)

      Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước tập trung gồm những nội dung nào?

      Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 28/03/2023) quy định đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước tập trung như sau:

      Nội dung lập kế hoạch cấp nước an toàn đối với từng công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung

      1. Mô tả và đánh giá hiện trạng công trình cấp nước.

      a) Mô tả và đánh giá hiện trạng nguồn nước, phạm vi cấp nước; hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng; các yêu cầu về số lượng, chất lượng nước, chất lượng dịch vụ, tỷ lệ thất thoát nước;

      b) Sơ đồ quy trình công nghệ cấp nước gồm thu nước, xử lý, trữ, phân phối nước sạch đến khách hàng;

      c) Thông tin cơ bản về khách hàng, giá nước;

      d) Đánh giá quá trình vận hành công trình, các sự cố đã xảy ra (nếu có).

      2. Đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước.

      a) Mô tả nội dung nguy hại đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Phân loại nguy hại theo các yếu tố về sinh học, hóa học, vật lý và nguy hại khác; phân tích, đánh giá mức độ nguy hại đối với công trình cấp nước;

      b) Đánh giá mức độ tác động rủi ro trên cơ sở tần suất xảy ra và mức độ nguy hại. Xác định điểm rủi ro theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, đề xuất giới hạn mất an toàn cấp nước của công trình theo Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

      c) Đánh giá sự cố có thể xảy ra theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra theo Mẫu số 02, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

      ...

      Theo đó, đánh giá nội dung nguy hại, rủi ro, sự cố có thể xảy ra đối với công trình cấp nước tập trung như sau:

      +) Mô tả nội dung nguy hại đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng.

      Phân loại nguy hại theo các yếu tố về sinh học, hóa học, vật lý và nguy hại khác; phân tích, đánh giá mức độ nguy hại đối với công trình cấp nước;

      +) Đánh giá mức độ tác động rủi ro trên cơ sở tần suất xảy ra và mức độ nguy hại. Xác định điểm rủi ro theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng, đề xuất giới hạn mất an toàn cấp nước của công trình;

      +) Đánh giá sự cố có thể xảy ra theo mức độ nghiêm trọng và ít nghiêm trọng đối với công trình cấp nước từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng. Xây dựng các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và khắc phục sự cố có thể xảy ra.

      Kiểm tra, đánh giá nội bộ công trình cấp nước tập trung được thực hiện định kỳ bao lâu?

      Tại Điều 10 Thông tư 23/2022/TT-BNNPTNT (có hiệu lực từ ngày 28/03/2023) quy định về kiểm tra, đánh giá nội bộ thường xuyên công trình cấp nước tập trung được thực hiện như sau:

      Kiểm tra, đánh giá nội bộ

      1. Đơn vị cấp nước có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá nội bộ về việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn đối với công trình do đơn vị mình quản lý hoặc thuê đơn vị tư vấn thực hiện.

      2. Kiểm tra, đánh giá nội bộ được thực hiện thường xuyên, định kỳ và đột xuất.

      3. Kiểm tra, đánh giá nội bộ thường xuyên bao gồm quan sát, kiểm tra tại chỗ từ nguồn nước, hạng mục thu, xử lý, trữ, phân phối nước sạch, khu vực khách hàng theo giới hạn an toàn cấp nước và đưa ra các biện pháp kiểm soát kịp thời trong trường hợp vượt giới hạn cho phép.

      4. Kiểm tra, đánh giá nội bộ định kỳ được thực hiện 6 tháng và hằng năm theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

      5. Kiểm tra, đánh giá nội bộ đột xuất khi có sự cố bất thường xảy ra và đề xuất biện pháp khắc phục sự cố bất thường; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để phối hợp khắc phục sự cố trong trường hợp liên quan đến nguồn nước, nguồn điện, hành vi vi phạm pháp luật đối với công trình cấp nước.

      6. Kết quả kiểm tra, đánh giá nội bộ phải được ghi chép đầy đủ vào sổ tay quản lý vận hành của đơn vị cấp nước.

      Căn cứ quy định trên, kiểm tra, đánh giá nội bộ định kỳ công trình cấp nước tập trung được thực hiện 6 tháng và hằng năm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn