Quyền hạn của chủ xử lý rác sinh hoạt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/10/2016

Quyền hạn của chủ xử lý rác sinh hoạt được quy định như thế nào? Bạn đọc Lý Minh Anh, địa chỉ mail lyminh****@gmail.com hỏi: Chúng tôi là công ty xử lý rác sinh hoạt tại thành phố Cà Mau. Cho tôi hỏi: Quyền hạn của chủ xử lý rác sinh hoạt được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

    • Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới quyền hạn của chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2015), theo đó:

      Chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt có quyền:

      a) Được thanh toán đúng và đủ giá dịch vụ xử lý chất thải rắn theo hợp đồng đã ký kết;

      b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật và các định mức kinh tế kỹ thuật có liên quan đến hoạt động xử lý chất thải rắn;

      c) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      (Khoản 2 Điều 22 Nghị định 38/2015/NĐ-CP)

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề: Quyền hạn của chủ xử lý rác sinh hoạt, được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn