Sơ đồ tổng thể kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành Tài nguyên và Môi trường

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 06/01/2020

Được biết mới có quy định mới về Kiến trúc chính phủ điện tử ngành Tài nguyên và Môi trường, cho tôi hỏi theo quy định này thì sơ đồ tổng thể kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành Tài nguyên và Môi trường được thể hiện thế nào? Xin cảm ơn!

    • Sơ đồ tổng thể kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành Tài nguyên và Môi trường
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ Mục I Chương II Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019' onclick="vbclick('694DB', '315099');" target='_blank'>Quyết định 3196/QĐ-BTNMT năm 2019 quy định sơ đồ tổng thể kiến trúc Chính phủ điện tử của ngành Tài nguyên và Môi trường như sau:

      Hình 1: Sơ đồ kiến trúc CPĐT của ngành TN&MT

      Đây là mô hình phân tầng, các tầng (layer) được chồng xếp lên nhau thể hiện quan hệ dạng cung cấp - sử dụng, tầng bên dưới cung cấp dịch vụ cho tầng bên trên sử dụng, ngoại trừ tầng “Chính sách, chỉ đạo, quản lý”, tầng này bao trùm và xuyên suốt tất cả các tầng trong sơ đồ.

      Giới thiệu ngắn gọn các tầng trong sơ đồ Kiến trúc CPĐT ngành TN&MT:

      1) Tầng Người sử dụng: thể hiện tất cả người dùng có thể sử dụng các dịch vụ CNTT được Kiến trúc CPĐT ngành TN&MT cung cấp. Tuỳ thuộc vào vai trò của người dùng, họ có thể tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CNTT với nhiều mức độ khác nhau.

      Bảng 1: Danh mục người sử dụng

      STT

      Tên

      Mô tả

      1

      Khách

      Người dùng truy cập vào CPĐT ngành TN&MT để tra cứu, khái thác các thông tin được công khai theo quy định

      2

      Người dân/ Tổ chức/ Doanh nghiệp

      Có quyền như Khách và được cung cấp tài khoản truy cập vào CPĐT của ngành TN&MT để thực hiện các giao dịch liên quan đến các thủ tục hành chính, lĩnh vực chuyên ngành do Bộ TN&MT quản lý

      3

      Lãnh đạo, cán bộ Sở TN&MT

      Được cung cấp tài khoản để truy cập vào những hệ thống triển khai tập trung tại Trung ương và có phạm vi triển khai từ Trung ương đến địa phương, Ví dụ: Hệ thống Thống kê, kiểm kê đất đai; Hệ thống Thống kê ngành TN&MT…

      4

      Lãnh đạo, cán bộ Bộ TN&MT

      Được cung cấp tài khoản để truy cập vào các hệ thống đã, đang và sẽ triển khai trong Kiến trúc CPĐT của ngành TN&MT và được phân quyền thực hiện các chức năng theo chức trách, nhiệm vụ được giao

      2) Tầng Kênh giao tiếp: thể hiện các hình thức, phương tiện mà qua đó người sử dụng tiếp cận và sử dụng được các dịch vụ CNTT, dịch vụ thông tin được Bộ TN&MT cung cấp.

      Bảng 2: Danh mục kênh giao tiếp

      STT

      Tên

      Mô tả

      1

      Cổng/Trang thông tin

      Hình thức khai thác thông tin phổ biến hiện nay, việc khai thác thông tin phải qua một trình duyệt (browser) nhất định. Qua kênh giao tiếp này cũng có thể tương tác/giao dịch với CQNN của Bộ TN&MT

      2

      Thư điện tử

      Hình thức giao dịch với CQNN của Bộ TN&MT qua thư điện tử (email)

      3

      Điện thoại/Fax

      Thiết bị viễn thông dùng để trao đổi thông tin từ xa

      4

      Thiết bị di động

      Truy cập và khai thác các dịch vụ thông tin được Bộ TN&MT cung cấp. Yêu cầu thiết bị có khả năng kết nối 3G/Wifi, có trình duyệt web

      5

      KIOSK

      Thiết bị kỹ thuật số truyền thông tương tác qua màn hình cảm ứng (Digital Screenmedia Divices)

      6

      Bưu chính

      Dịch vụ chấp nhận, vận chuyển và phát bưu gửi bằng các phương thức từ địa điểm của người gửi đến địa điểm của người nhận qua mạng bưu chính, trừ phương thức điện tử

      7

      Trực tiếp

      Đến trực tiếp CQNN của Bộ TN&MT để giao dịch

      3) Tầng Quy trình, nghiệp vụ được tin học hóa: đây là tầng bổ sung thêm so với Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Mục đích của tầng này là nhằm cung cấp thông tin nhanh và tổng quát cho người đọc về những quy trình, nghiệp vụ được tin học hoá trong Kiến trúc CPĐT của Bộ.

      4) Tầng Ứng dụng và dịch vụ dịch vụ trực tuyến: tầng này là sự gom nhóm, kết hợp các tầng Dịch vụ cổng, DVCTT, và phần ứng dụng trong tầng Ứng dụng & CSDL trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Mục đích của việc gom nhóm, kết hợp này là nhằm đảm bảo tính lôgic trong kiến trúc; phù hợp với hiện trạng và định hướng triển khai CPĐT của Bộ TN&MT. Tầng này thể hiện tất cả các dịch vụ trực tuyến và các ứng dụng hỗ trợ quản lý hành chính, quản lý chuyên ngành, quản trị… cần có trong Kiến trúc CPĐT của Bộ TN&MT.

      5) Tầng Nền tảng chia sẻ, tích hợp CPĐT của Bộ: tầng này tương ứng với tầng Dịch vụ chia sẻ và tích hợp trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Tầng này bao gồm các dịch vụ dùng chung hỗ trợ trực tiếp các ứng dụng và dịch vụ trực

      tuyến tầng trên, các dịch vụ chia sẻ, tích hợp, kết nối liên thông giữa các ứng dụng trong và ngoài Bộ.

      6) Tầng Dữ liệu, CSDL: tương ứng với phần CSDL trong tầng Ứng dụng và CSDL của Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Tầng này thể hiện bản quy hoạch về các CSDL do Bộ quản lý mà Kiến trúc hướng tới, trong đó có phân nhóm và phân tầng một số CSDL nhằm thể hiện đặc của CSDL chuyên ngành TN&MT.

      7) Tầng Hạ tầng kỹ thuật: tương ứng với tầng Hạ tầng kỹ thuật trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ. Tầng này cung cấp hạ tầng CNTT để triển khai các dịch vụ, ứng dụng và CSDL trong kiến trúc, bao gồm năng lực tính toán, lưu trữ, kết nối… và các thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, các thiết bị đề phòng, cảnh báo rủi ro khác.

      8) Tầng Chính sách, chỉ đạo, quản lý: tương ứng với tầng Chỉ đạo quản lý trong Khung Kiến trúc CPĐT cấp Bộ, bao gồm công tác chỉ đạo, quản lý và tổ chức triển khai, giám sát trên cơ sở các chính sách, các văn bản có tính pháp lý.

      Bao gồm công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, môi trường pháp lý, truyền thông nhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các hệ thống thông tin.

      Chính sách:

      Môi trường chính sách bao gồm hệ thống các văn bản, chính sách:

      - Chính sách, chiến lược định hướng phát triển ngành TN&MT;

      - Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT, phát triển CPĐT, nguồn lực triển khai xây dựng CPĐT;

      - Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn;

      - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật về thu thập, thu nhận, quản lý, chia sẻ, khai thác thông tin, dữ liệu;

      - Chính sách an toàn, an ninh thông tin.

      Chi tiết hệ thống các văn bản, chính sách tại Phụ lục 04.

      Chỉ đạo, quản lý:

      Công tác chỉ đạo quản lý bao gồm:

      - Chỉ đạo, quản lý từ lãnh đạo Bộ;

      - Chỉ đạo từ Thứ trưởng phụ trách CNTT;

      - Chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo xây dựng CPĐT ngành TN&MT;

      - Chỉ đạo từ Ban Chỉ đạo ứng dụng và phát triển CNTT ngành TN&MT;

      - Chỉ đạo từ Cục Công nghệ thông tin và dữ liệu tài nguyên môi trường;

      - Chỉ đạo từ các đơn vị chuyên trách về CNTT của các đơn vị thuộc Bộ.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn