Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/08/2022

Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường? Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

    • 1. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

      Căn cứ Điều 58 Nghị định 45/2022/NĐ-CP' onclick="vbclick('765A4', '373532');" target='_blank'>Điều 58 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:

      Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường

      1. Thanh tra viên chuyên ngành tài nguyên và môi trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 1.000.000 đồng;

      d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

      2. Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

      3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

      4. Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

      2. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra quốc phòng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường?

      Căn cứ Điều 59 Nghị định 45/2022/NĐ-CP (có hiệu lực 25/08/2022) quy định về nội dung trên như sau:

      Thẩm quyền của Thanh tra quốc phòng

      1. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ Quốc phòng có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000.000 đồng;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

      2. Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

      c) Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

      d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

      đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

      Trân trọng!!!!!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn