Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý trong cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp rác sinh hoạt

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/10/2016

Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý trong cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp rác sinh hoạt được quy định như thế nào? Bạn đọc Trương Thị Trang Anh, địa chỉ mail truongthi****@gmail.com hỏi: Gần nhà tôi có một bãi chôn lấp rác sinh hoạt. Nay do quá mất vệ sinh, gây ảnh hưởng sức khỏe người dân xung quanh nên bị đóng cửa. Cho tôi hỏi: Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý trong cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp rác sinh hoạt được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

    • Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý trong cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt) được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu (Có hiệu lực từ ngày 15/06/2015), theo đó:

      Trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý chất thải rắn sinh hoạt:

      a) Xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 7, 8 Điều 21 của Nghị định này để phê duyệt trước khi đóng bãi chôn lấp. Đối với việc cải tạo, phục hồi môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương phải trình phương án cho Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, tổng hợp;

      b) Ngay sau khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt phải tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường và cảnh quan khu vực đồng thời có các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường theo kế hoạch đã được phê duyệt;

      c) Tổ chức giám sát môi trường định kỳ, theo dõi diễn biến môi trường tại bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt đã đóng ít nhất 05 (năm) năm kể từ ngày đóng bãi chôn lấp. Kết quả giám sát môi trường định kỳ phải được báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường của địa phương;

      d) Lập bản đồ địa hình của khu vực sau khi đóng bãi chôn lấp, chấm dứt hoạt động của bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

      đ) Đề xuất các biện pháp kiểm soát ô nhiễm trong những năm tiếp theo;

      e) Lập hồ sơ bàn giao mặt bằng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

      (Khoản 2 Điều 23 Nghị định 38/2015/NĐ-CP)

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của chủ đầu tư, chủ xử lý trong cải tạo, phục hồi môi trường khi đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt (rác sinh hoạt), được quy định tại Nghị định 38/2015/NĐ-CP. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn