Trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/02/2017

Bạn đọc Nguyễn Phương Anh, địa chỉ mail phuonganh_****@gmail.com thắc mắc: Trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật được quy định như thế nào? Tôi đang công tác tại một Đơn vị phân phối và bán lẻ điện, công việc của tôi có liên quan lĩnh vực này nên tôi cũng muốn tìm hiểu về các quy định pháp lý liên quan. Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn!

    • Trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật được quy định tại Điều 10 Thông tư 30/2013/TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, theo đó:

      Điều 10. Trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật

      1. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư này

      a) Trường hợp bên mua điện thực hiện hành vi quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Điện lực (hành vi trộm cắp điện), bên bán điện được ngừng cấp điện ngay sau khi Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ- CP);

      b) Trường hợp bên mua điện thực hiện hành vi quy định tại các Khoản 1, 4, 5, 7 và Khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực, nếu mức độ vi phạm chưa tới mức phải ngừng cấp điện khẩn cấp thì sau khi Biên bản vi phạm hành chính được lập theo quy định tại Nghị định số 134/2013/NĐ-CP, bên bán điện có trách nhiệm gửi thông báo ngừng cấp điện cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cấp điện ít nhất 24 giờ. Nếu quá thời hạn này mà bên mua điện không chấm dứt hành vi vi phạm và không tiến hành khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra theo yêu cầu của bên bán điện thì bên bán điện có quyền ngừng cấp điện theo nội dung đã thông báo;

      c) Trường hợp bên mua điện vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư này, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện và phải thông báo cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cấp điện ít nhất 24 giờ.

      2. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này

      a) Trường hợp không có thỏa thuận lùi ngày thanh toán tiền điện và bên mua điện đã được bên bán điện thông báo về việc thanh toán tiền điện 02 (hai) lần thì sau 15 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu tiên, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện;

      b) Trường hợp bên mua điện có đề nghị thỏa thuận và được bên bán điện đồng ý lùi ngày thanh toán tiền điện, nếu quá thời hạn thỏa thuận lùi ngày thanh toán tiền điện mà bên mua điện vẫn chưa thanh toán đủ các khoản tiền còn nợ, bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện;

      c) Khi thực hiện ngừng cấp điện, bên bán điện phải thông báo cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cấp điện ít nhất 24 giờ và không phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại do việc ngừng cấp điện gây ra.

      3. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này

      Bên bán điện phải thông báo ngừng cấp điện cho bên mua trước thời điểm ngừng cấp điện ít nhất 24 giờ và nêu rõ lý do ngừng cấp điện. Sau khi ngừng cấp điện, bên bán điện phải thông báo bằng văn bản về việc ngừng cấp điện cho cơ quan nhà nước có yêu cầu ngừng cấp điện.

      4. Đối với trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 7 Thông tư này

      Bên bán điện có quyền ngừng cấp điện cho bên mua điện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện và phải thông báo cho bên mua điện trước thời điểm ngừng cấp điện ít nhất 24 giờ.

      5. Việc cấp điện trở lại chỉ được tiến hành trong các trường hợp sau:

      a) Bên mua điện đã thực hiện đầy đủ quyết định xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã chấm dứt hành vi vi phạm, đã tiến hành khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra và đã thanh toán đầy đủ chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện đối với trường hợp ngừng cấp điện theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều này;

      b) Thanh toán đầy đủ tiền nợ hoặc đã thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện các thỏa thuận khác trong hợp đồng mua bán điện và chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện đối với trường hợp ngừng cấp điện theo quy định tại Điểm c Khoản 1 và Điểm a, Điểm b Khoản 2 Điều này;

      c) Có yêu cầu cấp điện trở lại bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền và bên mua điện đã thanh toán đầy đủ chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện đối với trường hợp ngừng cấp điện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

      d) Bên mua điện đã thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng và đã thanh toán đầy đủ chi phí ngừng và cấp điện trở lại cho bên bán điện đối với trường hợp ngừng cấp điện theo quy định tại Khoản 4 Điều này.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về Trình tự ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật, được quy định tại Thông tư 30/2013/TT-BCT. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn