Trưởng Công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/03/2019

Tôi hiện công tác tại xã với chức danh công an viên, vừa qua chúng tôi có phát hiện đối tượng là  cá nhân, tổ chức vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, do đó chúng tôi vẫn còn lăn tăn là trưởng Công an xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường không? Mong các bạn sớm phản hồi để chúng tôi nhanh chóng giải quyết.

    • Tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có quy định:

      Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ Điều 48 đến Điều 51 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân;

      Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân đối với chức danh đó.

      Theo đó, tại Khoản 3 Điều 49 Nghị định 155/2016/NĐ-CP có quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Trưởng Công an cấp xã như sau:

      - Phạt cảnh cáo;

      - Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;

      - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 2.500.000 đồng;

      - Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:

      + Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy, phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;

      + Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định;

      + Buộc tiêu hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về bảo vệ môi trường hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường; buộc tiêu hủy loài sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của pháp luật;

      => Như vậy, khi phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì trưởng công an xã có thẩm quyển xử phạt hành chính tối đa 2.500.000 (hai triệu năm trăm nghìn) đồng đối với cá nhân vi phạm, còn đối với tổ chức thì gấp đôi mức phạt tiền của cá nhân, cụ thể là 5.000.000 (năm triệu) đồng.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn