Vi phạm quy tắc khai thác khoáng sản

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Tôi là người sở hữu 1 chiếc máy đào trị giá 600 triệu đồng. Trong thời gian rảnh rỗi không có công việc, tài xế của tôi thấy có một ít cát gần sông, nên đã lấy xe tôi đi khai thác. Sau đó bị công an tịch thu tang vật. Trong quá trình xác minh, phòng tài nguyên môi trường và công an huyện xác minh chiếc xe đi khai thác cát không được sự đồng ý của tôi, và quá trình khai thác là nhỏ lẻ, không sử dụng chất nổ hay vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng chủ tịch UBND huyện ký quyết định tịch thu xe của tôi và phạt 15 triệu đồng kèm theo khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Tại sao tài sản thuộc quyền sở hữu của tôi do người khác sử dụng mà lại tịch thu. Và việc khai thác thông thường có tính chất nhỏ lẻ, và vi phạm lần đâu không có tổ chức mà lại có quyết định xử phạt như vậy. Và chủ tịch UBND huyện có đủ thẩm quyền để tịch thu xe không? Nếu tôi khiếu nại thì phải làm thế nào?

    • 1. Hành vi sử dụng một chiếc máy đào và khai thác cát mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là hành vi khai thác cát (một loại khoáng sản) trái phép và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật.

      Điều 11 Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản có quy định về việc vi phạm quy định về khai thác khoáng sản như sau:

      1. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo kế hoạch khai thác, không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu hoạt động sản xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

      2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Khai thác khoáng sản không có thiết kế mỏ; không có giám đốc điều hành mỏ theo quy định;

      b) Không ký quỹ để bảo đảm phục hồi môi trường và đất đai sau khai thác và khi đóng cửa mỏ theo quy định;

      c) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo sai số liệu về hoạt động khai thác khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;

      d) Khai thác tận thu khoáng sản khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định.

      3. Phạt tiền từ 20.000.000 đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm đối với khai thác khoáng sản không phải là vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm sau đây:

      a) Khai thác khoáng sản không có giấy phép theo quy định hoặc giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn theo quy định;

      b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp sau khai thác và đóng cửa mỏ theo quy định;

      c) Không thanh toán tiền sử dụng số liệu, thông tin của Nhà nước về kết quả khảo sát, thăm dò khoáng sản theo quy định khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo bằng văn bản.

      4. Phạt tiền từ 50.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 Điều này đối với trường hợp khai thác khoáng sản vàng, bạc, platin, đá quý, xạ - hiếm.

      5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

      a) Tước giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều này khi có tình tiết tăng nặng theo quy định;

      b) Buộc áp dụng các biện pháp tương ứng quy định tại khoản 3 Điều 6 của Nghị định này để khắc phục hậu quả gây ra do hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c khoản 2; khoản 3 và khoản 4 Điều này;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.

      Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 14 Nghị định 150/2004/NĐ-CP nói trên cũng quy định: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:

      a) Phạt cảnh cáo;

      b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

      c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

      d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

      đ) Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

      e) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

      Như vậy, Chủ tịch UBND huyện ký quyết định tịch thu xe của anh và phạt 15 triệu đồng kèm theo khôi phục lại hiện trạng ban đầu là đúng quy định của pháp luật.

      2. Đối với các tình tiết mà anh có như: khai thác có tính chất nhỏ lẻ, vi phạm lần đầu, không có tổ chức có thể coi là các tình tiết giảm nhẹ được người có thẩm quyền xử phạt xem xét khi ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi khai khác trái phép khoáng sản nói trên.

      3. Khi có căn cứ cho rằng quyết định xử phạt nói trên, hành là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì anh có thể dùng quyền khiếu nại của mình, anh có thể khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định xử phạt (chủ tịch Huyện) hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

      Trường hợp anh không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì anh có thể khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.

      Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính./.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn