Xử phạt hành vi vi phạm các quy định về cấm khai thác

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 14/09/2016
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác bị xử phạt như thế nào?
    • Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định về thời gian cấm khai thác, vùng cấm, nghề cấm khai thác bị xử phạt như sau: - Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đồng đối với tàu cá không lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế dưới 15 m hoặc tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính dưới 20 sức ngựa. - Phạt tiền từ 2.000.000 đến 4.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 m trở lên mà không lắp máy hoặc tàu cá có lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên đến dưới 50 sức ngựa. - Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 50 sức ngựa đến dưới 90 sức ngựa. - Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đ đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa. -Phạt tiền từ 8.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa đến dưới 400 sức ngựa. - Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng đối với tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 400 sức ngựa trở lên. Bên cạnh hình thức xử phạt chính, các trường hợp trên còn bị áp dụng các hình thức sau: Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu công cụ khai thác thủy sản (trừ tàu cá) đối với trường hợp vi phạm nghề cấm khai thác. Biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc thả số thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn