Yêu cầu về nhân lực trong sản xuất, chế biến chất phóng xạ như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/08/2022

Yêu cầu về nhân lực trong sản xuất, chế biến chất phóng xạ như thế nào? Yêu cầu về nhân lực trong lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng ra sao?

Xin được giải đáp.

    • Yêu cầu về nhân lực trong sản xuất, chế biến chất phóng xạ như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Yêu cầu về nhân lực trong sản xuất, chế biến chất phóng xạ như thế nào?

      Căn cứ Điều 6 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định sản xuất, chế biến chất phóng xạ như sau:

      1. Nhân lực

      a) Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ;

      b) Nhân viên sản xuất, chế biến chất phóng xạ phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sản xuất chất, chế biến phóng xạ và phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ;

      c) Có người phụ trách an toàn. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử.

      2. Bảo đảm an toàn, an ninh:

      a) Đáp ứng các diều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

      b) Có buồng thao tác (hot cell) để tổng hợp, chế biến chất phóng xạ;

      c) Có thiết bị theo dõi suất liều chiếu xạ lắp đặt cố định bên trong và bên ngoài phòng sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

      d) Có biện pháp để kiểm soát và chống nhiễm bẩn phóng xạ, thu gom, xử lý và lưu giữ chất thải phóng xạ;

      đ) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này;

      e) Trường hợp sản xuất nguồn phóng xạ kín: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

      2. Yêu cầu về nhân lực trong lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng ra sao?

      Theo Điều 7 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng như sau:

      1. Nhân lực

      a) Nhân viên bức xạ phải có Giấy chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ phù hợp với công việc bức xạ; nhân viên xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

      b) Có người phụ trách an toàn, trừ trường hợp nguồn phóng xạ thuộc nhóm 5 theo QCVN 6:2010/BKHCN. Người phụ trách an toàn phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ và được bổ nhiệm bằng văn bản trong đó quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn theo khoản 2 Điều 27 của Luật Năng lượng nguyên tử;

      c) Trường hợp xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng: Phải có người phụ trách tẩy xạ. Người phụ trách tẩy xạ phải có Chứng chỉ nhân viên bức xạ.

      2. Bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc lưu giữ tạm thời nguồn phóng xạ

      a) Đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

      b) Có nơi riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;

      c) Có nội quy an toàn bức xạ liên quan đến việc lưu giữ nguồn phóng xạ, trách nhiệm thông báo khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ;

      d) Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ kín phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

      3. Bảo đảm an toàn, an ninh đối với việc xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

      a) Các yêu cầu quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 5 của Nghị định này;

      b) Có kho lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng;

      c) Trường hợp xử lý chất thải phóng xạ phải có kho lưu giữ tạm thời chất thải phóng xạ trước khi xử lý;

      d) Trường hợp lưu giữ nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;

      đ) Có kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định tại Phụ lục II của Nghị định này. Trường hợp xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng thuộc Nhóm 1, Nhóm 2 theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 6:2010/ BKHCN, kế hoạch ứng phó sự cố phải được phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn