Cảnh sát giao thông có được dừng xe xử phạt lỗi không gương chiếu hậu không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/07/2022

Cảnh sát giao thông có được dừng xe xử phạt lỗi không gương chiếu hậu không? Không gương chiếu hậu, chủ xe bị phạt bao nhiêu?

Tôi tuần trước do đi làm về trễ khi chạy về nhà có đụng vô cửa nhà khiến cái gương hậu xe máy tôi bị rơi ra. Tôi chưa có thời gian để đi thay nên tôi thắc mắc là khi gặp cảnh sát giao thông thì tôi có bị bắt dừng xe với lỗi không gương chiếu hậu không? Không gương chiếu hậu, chủ xe bị phạt bao nhiêu?

Mong anh chị tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Cảnh sát giao thông có được dừng xe xử phạt lỗi không gương chiếu hậu không?

      Tại Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008' onclick="vbclick('1411B', '370268');" target='_blank'>Điều 87 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định việc tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ, như sau:

      1. Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ đối với người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

      2. Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ.

      3. Chính phủ quy định việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.

      Theo Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA' onclick="vbclick('68524', '370268');" target='_blank'>Điều 16 Thông tư 65/2020/TT-BCA về việc dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, cụ thể như sau:

      1. Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát trong các trường hợp sau:

      a) Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác;

      b) Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

      c) Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp;

      d) Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

      Do đó, khi phát hiện có hành vi vi phạm về giao thông đường bộ, Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu bạn dừng phương tiện để kiểm tra để xử lý vi phạm lỗi không có gương chiếu hậu.

      Không gương chiếu hậu, chủ xe bị phạt bao nhiêu?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68181', '370268');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('74B17', '370268');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:

      2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

      a) Điều khiển xe không có đủ đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu, cần gạt nước, gương chiếu hậu, dây an toàn, dụng cụ thoát hiểm, thiết bị chữa cháy, đồng hồ báo áp lực hơi, đồng hồ báo tốc độ của xe hoặc có những thiết bị đó nhưng không có tác dụng, không đúng tiêu chuẩn thiết kế (đối với loại xe được quy định phải có những thiết bị đó), trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm m khoản 3 Điều 23, điểm q khoản 4 Điều 28 Nghị định này;

      b) Điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng;

      c) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không có tác dụng, không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn.

      Bên cạnh đó, Khoản 9 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('68181', '370268');" target='_blank'>Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('74B17', '370268');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

      9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

      a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1; khoản 2; điểm b, điểm c khoản 3; điểm c, điểm d khoản 4; điểm b khoản 5; điểm d khoản 6 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định;

      b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 3 Điều này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định.

      Như vậy, khi không có gương chiếu hậu thì bạn có thể bị phạt tiền từ 300.000 đến 400.000 đồng. Ngoài ra, còn phải buộc lắp đầy đủ gương đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của gương.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn