Chỉ có bằng Cao đẳng có được bổ nhiệm Thừa phát lại hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 06/09/2022

Chỉ có bằng Cao đẳng có được bổ nhiệm Thừa phát lại hay không? Không hành nghề 2 năm Thừa phát lại đương nhiên bị miễn nhiệm? Người cao tuổi có được bổ nhiệm Thừa phát lại không?

    • Chỉ có bằng Cao đẳng có được bổ nhiệm Thừa phát lại hay không?

      Một người có bằng Cao đẳng thì có thể làm Thừa phát lại không? Nhờ tư vấn.

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('51026', '374394');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

      - Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

      - Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

      - Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

      - Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.

      - Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

      Theo quy định này thì người được bổ nhiệm Thừa phát lại phải có bằng Đại học hoặc sau đại học và bắt buộc phải là chuyên ngành luật. Cho nên có bằng Cao đẳng thì không thể được bổ nhiệm làm Thừa phát lại.

      Không hành nghề 2 năm Thừa phát lại đương nhiên bị miễn nhiệm?

      Nhờ tư vấn các trường hợp Thừa phát lại bị miễn nhiệm? Có trường hợp nào không hành nghề 2 năm thì bị miễn nhiệm hay không?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 2 Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('51026', '374394');" target='_blank'>Điều 13 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định các trường hợp Thừa phát lại bị miễn nhiệm, cụ thể như sau:

      - Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 của Nghị định này, trừ tiêu chuẩn về độ tuổi;

      - Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1, 8 Điều 11 của Nghị định này;

      - Không đăng ký và hành nghề Thừa phát lại trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm;

      - Không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên;

      - Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại tối đa quy định tại khoản 2 Điều 12 của Nghị định này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;

      - Vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm;

      - Đang là Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

      - Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

      Theo quy định trên thì Thừa phát lại không hành nghề Thừa phát lại liên tục từ 02 năm trở lên thì sẽ bị miễn nhiệm.

      Người cao tuổi có được bổ nhiệm Thừa phát lại không?

      Xin hỏi theo quy định hiện nay thì người cao tuổi có được bổ nhiệm Thừa phát lại hay không? Nhờ tư vấn.

      Trả lời:

      Căn cứ Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009' onclick="vbclick('18170', '374394');" target='_blank'>Điều 2 Luật Người cao tuổi 2009 có quy định người từ đủ 60 tuổi trở lên là người cao tuổi.

      Và Khoản 1 Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('51026', '374394');" target='_blank'>Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định một trong các tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

      Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

      Theo các quy định thì người cao tuổi từ 65 tuổi trở xuống vẫn có thể được bổ nhiệm làm Thừa phát lại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn