Đang thuê nhà thì có được nhận trẻ em để chăm sóc thay thế không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/08/2022

Đang thuê nhà thì có được nhận trẻ em để chăm sóc thay thế không? Trách nhiệm và quyền của người nhận trẻ em chăm sóc thay thế gồm gì?

Chào ban biên tập, tôi có dự định nhận một đứa bé về để chăm sóc thay thế nhưng hiện tại thì gia đình tôi đang thuê nhà để ở, vậy có đủ điều kiện để nhận chăm sóc không? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • Đang thuê nhà thì có được nhận trẻ em để chăm sóc thay thế không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Đang thuê nhà thì có được nhận trẻ em để chăm sóc thay thế không?

      Căn cứ Khoản 2 Điều 63 Luật trẻ em 2016' onclick="vbclick('4A0D1', '370848');" target='_blank'>Điều 63 Luật trẻ em 2016 quy định điều kiện chăm sóc thay thế như sau:

      2. Cá nhân, gia đình nhận chăm sóc thay thế phải bảo đảm các Điều kiện sau đây:

      a) Cá nhân, người đại diện gia đình là người cư trú tại Việt Nam; có sức khỏe và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có tư cách đạo đức tốt; không bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em; không bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật, mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em;

      b) Có chỗ ở và Điều kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em;

      c) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em; có sự đồng thuận giữa các thành viên trong gia đình về việc nhận chăm sóc trẻ em; các thành viên trong gia đình không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính về các hành vi xâm hại trẻ em;

      d) Người thân thích nhận trẻ em chăm sóc thay thế phải là người thành niên; các trường hợp khác phải hơn trẻ em từ 20 tuổi trở lên.

      Như vậy, theo đó thì gia đình anh/chị cần phải đạt các điều kiện quy định trên trong đó có chỗ ở và điều kiện kiện kinh tế phù hợp, bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em được nhận nuôi dưỡng chăm sóc. Nhà thuê vẫn được xem là chỗ ở để nhận trẻ em chăm sóc thay thế theo như quy định.

      2. Trách nhiệm và quyền của người nhận trẻ em chăm sóc thay thế gồm gì?

      Theo Điều 64 Luật trẻ em 2016' onclick="vbclick('4A0D1', '370848');" target='_blank'>Điều 64 Luật trẻ em 2016 quy định trách nhiệm và quyền của người nhận chăm sóc thay thế như sau:

      1. Người nhận chăm sóc thay thế có trách nhiệm sau đây:

      a) Bảo đảm Điều kiện để trẻ em được sống an toàn, thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em phù hợp với Điều kiện của người nhận chăm sóc thay thế;

      b) Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình hình sức khỏe thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của trẻ em sau 06 tháng kể từ ngày nhận chăm sóc thay thế và hằng năm; trường hợp có vấn đề đột xuất, phát sinh thì phải thông báo kịp thời.

      2. Người nhận chăm sóc thay thế có quyền sau đây:

      a) Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề, hỗ trợ tìm việc làm để ổn định cuộc sống, chăm sóc sức khỏe khi gặp khó khăn;

      b) Được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật và được nhận hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân để thực hiện việc chăm sóc thay thế.

      Theo đó, tổ chức, cá nhân nhận trẻ em chăm sóc thay thế có trách nhiệm và quyền được quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn