Hệ thống báo hiệu đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2001

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Theo dõi sự thay đổi của Hệ thống báo hiệu đường bộ
Ngày hỏi: 25/05/2018

Hệ thống báo hiệu đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2001 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Minh Long hiện đang sống và làm việc tại Long An. Tôi hiện đang tìm hiểu về pháp luật giao thông đường bộ qua các năm. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi hệ thống báo hiệu đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2001 được quy định như thế nào? Vấn đề này được quy định cụ thể tại văn bản nào? Mong Ban biên tập giải đáp giúp tôi. Chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe Ban biên tập.  

    • Hệ thống báo hiệu đường bộ được quy định tại Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2001' onclick="vbclick('BB35', '243388');" target='_blank'>Điều 10 Luật giao thông đường bộ 2001, theo đó:

      1. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.

      2. Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao thông:

      a) Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông phải dừng lại;

      b) Hai tay hoặc một tay giang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái người điều khiển được đi thẳng và rẽ phải;

      c) Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

      3. Đèn tín hiệu giao thông có ba mầu, ý nghĩa từng mầu như sau:

      a) Tín hiệu xanh là được đi;

      b) Tín hiệu đỏ là cấm đi;

      c) Tín hiệu vàng là báo hiệu sự thay đổi tín hiệu. Khi đèn vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp;

      d) Tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng cần chú ý.

      4. Biển báo hiệu đường bộ gồm 5 nhóm, ý nghĩa từng nhóm như sau:

      a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;

      b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;

      c) Biển hiệu lệnh để báo các hiệu lệnh phải thi hành;

      d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;

      đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung các loại biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

      5. Vạch kẻ đường là vạch chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại.

      6. Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ được đặt ở mép các đoạn đường nguy hiểm để hướng dẫn cho người tham gia giao thông biết phạm vi an toàn của nền đường và hướng đi của đường.

      7. Hàng rào chắn được đặt ở nơi nền đường bị thắt hẹp, ở đầu cầu, đầu cống, ở đầu các đoạn đường cấm, đường cụt không cho xe, người qua lại hoặc đặt ở những nơi cần điều khiển, kiểm soát sự đi lại.

      8. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về báo hiệu đường bộ.

      Trên đây là tư vấn về hệ thống báo hiệu đường bộ theo Luật giao thông đường bộ 2001. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo Luật giao thông đường bộ 2001. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.

      Chào thân ái và chúc sức khỏe!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn