Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm những gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/08/2022

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm những gì? Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô ra sao?

Xin chào ban biên tập, tôi dự định thành lập một gara chuyên bảo hành, bảo dưỡng ô tô, bây giơ đang tìm hiểu để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng thì không biết cần chuẩn bị hồ sơ gì và gửi đến đâu để xin cấp? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • 1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm những gì?

      Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5630A', '371449');" target='_blank'>Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Nghị định 17/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6A0CE', '371449');" target='_blank'>Điều 1 Nghị định 17/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

      1. Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

      2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô gồm:

      a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

      b) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương: 01 bản sao;

      c) Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này): 01 bản chính;

      d) Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1, 5 và 7 Điều 21 Nghị định này: 01 bản sao.

      Như vậy, anh/chị cần phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô bào gồm các giấy tờ trên nộp đến Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.

      2. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô ra sao?

      Theo Khoản 3 Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP' onclick="vbclick('5630A', '371449');" target='_blank'>Điều 22 Nghị định 116/2017/NĐ-CP quy định trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô như sau:

      3. Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô:

      a) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác tới Cơ quan kiểm tra;

      b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng bổ sung, hoàn thiện theo đúng quy định;

      c) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, đánh giá thực tế cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.

      Ngay sau khi kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thông báo kết quả kiểm tra cho cơ sở bảo hành, bảo dưỡng biết và có các biện pháp khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu (nếu có);

      d) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô (Mẫu số 15 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này) được cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế đạt yêu cầu. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

      đ) Cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra hoặc qua hệ thống bưu chính (nếu có yêu cầu) hoặc theo hình thức phù hợp khác;

      e) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày đánh giá lần đầu, nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng không khắc phục các hạng mục chưa đạt yêu cầu thì kết quả đánh giá và hồ sơ đăng ký của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng sẽ bị hủy và Cơ quan kiểm tra thông báo bằng văn bản tới cơ sở bảo hành, bảo dưỡng. Nếu cơ sở bảo hành, bảo dưỡng có nhu cầu tiếp tục được chứng nhận sẽ phải thực hiện lại trình tự, thủ tục theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

      Theo đó, anh/chị phải thực hiện theo trình từ trên để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn