Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/08/2018

Xin chào tôi tên Long Sơn là nhân viên xuất nhập khẩu tại cảng hải quan. Theo như thông tin tôi được biết thì Bộ Giao thông vận tải có ban hành thông tư quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam. Vừa hay, tôi cũng đang có một số vấn đề thắc mắc liên quan đến vấn đề này, mong Ban biên tập giải đáp giúp: Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được quy định như thế nào? Được quy định cụ thể tại đâu? Mong sớm nhận được phản hồi. (0123***)

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT' onclick="vbclick('5F2D4', '256279');" target='_blank'>Điều 5 Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/10/2018, Hoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc được quy định như sau:

      1. Tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có nghĩa vụ cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải trên tuyến dẫn tàu được giao, bảo đảm chất lượng dịch vụ, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.

      2. Trong một vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc có từ 02 (hai) tổ chức hoa tiêu hàng hải hoạt động trở lên, các tổ chức hoa tiêu hàng hải phải có Quy chế phối hợp hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tổ chức xây dựng Quy chế phối hợp giữa các tổ chức hoa tiêu hàng hải để bảo đảm quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ hoa tiêu hàng hải theo quy định pháp luật. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của từng vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc, Quy chế phối hợp hoạt động dịch vụ hoa tiêu hàng hải bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

      a) Thông tin liên lạc của tổ chức hoa tiêu hàng hải phối hợp;

      b) Kế hoạch dẫn tàu hàng ngày của tổ chức hoa tiêu hàng hải;

      c) Việc phối hợp của các hoa tiêu hàng hải trong quá trình dẫn tàu, đặc biệt khi tàu hành trình qua luồng hẹp, khu quay trở, khu vực cấm tránh, vượt nhau, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao;

      d) Thông báo về tình hình dẫn tàu trong các trường hợp cần thiết như tai nạn, sự cố hoặc phát hiện chướng ngại vật nguy hiểm đến hoạt động hàng hải;

      đ) Hỗ trợ bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu nếu một tổ chức hoa tiêu hàng hải không đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ hoa tiêu trong một thời điểm nhất định; hoa tiêu được bố trí dẫn tàu phải có đủ điều kiện đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật;

      e) Phân công bố trí hoa tiêu hàng hải dẫn tàu từ cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển đến cầu cảng, bến phao, bến cảng, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, nhà máy đóng - sửa chữa tàu biển khác trong vùng hoa tiêu bắt buộc;

      g) Hỗ trợ cơ sở vật chất, phương tiện;

      h) Các nội dung khác (nếu có).

      3. Hoa tiêu hàng hải có giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải bắt buộc tại 02 (hai) vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc trở lên và đáp ứng các quy định có liên quan của pháp luật được dẫn tàu tại các vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc này khi được sự đồng ý của tổ chức hoa tiêu hàng hải quản lý hoa tiêu hàng hải và tổ chức hoa tiêu hàng hải được giao hoạt động tại vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc đó.

      Trên đây là nội dung tư vấn vềHoạt động liên quan đến dịch vụ hoa tiêu hàng hải trong vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Thông tư 43/2018/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn