Không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có được miễn thi ngoại ngữ trong tuyển viên chức hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 15/08/2022

Không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có được miễn thi ngoại ngữ trong tuyển viên chức hay không? Có được cộng thêm điểm ưu tiên để xác định trúng tuyển viên chức hay không?

Xin chào ban biên tập, em chuẩn bị thi tuyển viên chức nhưng ở vị trí tuyển của em yêu cầu phải có ngoại ngữ, em có nghe nói có một số trường hợp không có bằng tốt nghiệp ngoại ngữ nhưng vẫn được miễn thi ngoại ngữ thì có đúng không ạ? Xin nhờ ban biên tập giải đáp.

    • 1. Không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ có được miễn thi ngoại ngữ trong tuyển viên chức hay không?

      Căn cứ Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6ED50', '371908');" target='_blank'>Điều 9 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định hình thức, nội dung và thời gian thi như sau:

      Thi tuyển viên chức được thực hiện theo 2 vòng thi như sau:

      1. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức chung

      a) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trên máy vi tính.

      Trường hợp tổ chức thi trên máy vi tính thì nội dung thi trắc nghiệm không có phần thi tin học.

      Trường hợp cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng chưa có điều kiện tổ chức thi trên máy vi tính thì thi trắc nghiệm trên giấy.

      b) Nội dung thi gồm 3 phần, thời gian thi như sau:

      Phần I: Kiến thức chung, 60 câu hỏi hiểu biết về pháp luật viên chức, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng. Thời gian thi 60 phút;

      Phần II: Ngoại ngữ, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc hoặc ngoại ngữ khác do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định. Thời gian thi 30 phút;

      Phần III: Tin học, 30 câu hỏi theo yêu cầu của vị trí việc làm. Thời gian thi 30 phút.

      c) Miễn phần thi ngoại ngữ đối với các trường hợp sau:

      Có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển;

      Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

      Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

      d) Miễn phần thi tin học đối với các trường hợp có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin.

      đ) Kết quả thi vòng 1 được xác định theo số câu trả lời đúng cho từng phần thi quy định tại điểm b khoản này, nếu trả lời đúng từ 50% số câu hỏi trở lên cho từng phần thi thì người dự tuyển được thi tiếp vòng 2.

      2. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

      a) Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; thực hành; thi viết.

      b) Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức, kỹ năng hoạt động nghề nghiệp người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

      Nội dung thi môn nghiệp vụ chuyên ngành phải căn cứ vào nhiệm vụ, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức và phải phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Trong cùng một kỳ thi tuyển, nếu có các vị trí việc làm yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác nhau thì cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức phải tổ chức xây dựng các đề thi môn nghiệp vụ chuyên ngành khác nhau tương ứng với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

      c) Thời gian thi: Thi phỏng vấn 30 phút (trước khi thi phỏng vấn, thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị); thi viết 180 phút (không kể thời gian chép đề); thời gian thi thực hành do người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của vị trí việc làm cần tuyển.

      d) Thang điểm (thi phỏng vấn, thực hành, thi viết): 100 điểm.

      đ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức có yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức, thời gian thi tại vòng 2 thì thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ trước khi thực hiện.

      Như vậy, ngoài việc có chứng chỉ ngoại ngữ theo yêu cầu để được miễn phần thi ngoại ngữ thì còn có các trường hợp khác để được miễn phần thi này. Cụ thể:

      - Có bằng tốt nghiệp cùng trình độ đào tạo hoặc ở trình độ đào tạo cao hơn so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm dự tuyển học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận;

      - Có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số dự tuyển vào viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

      2. Có được cộng thêm điểm ưu tiên để xác định trúng tuyển viên chức hay không?

      Theo Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6ED50', '371908');" target='_blank'>Điều 10 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức như sau:

      1. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện sau:

      a) Có kết quả điểm thi tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên.

      b) Có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên quy định tại Điều 6 Nghị định này (nếu có) cao hơn lấy theo thứ tự điểm từ cao xuống thấp trong chỉ tiêu được tuyển dụng của từng vị trí việc làm.

      2. Trường hợp có từ 02 người trở lên có tổng số điểm tính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển thì người có kết quả điểm thi vòng 2 cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn không xác định được thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức quyết định người trúng tuyển.

      3. Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển viên chức không được bảo lưu kết quả thi tuyển cho các kỳ thi tuyển lần sau.

      Theo đó, việc xác định người trúng tuyển viên chức phải có đủ các điều kiện trong đó có quy định về cộng thêm điểm ưu tiên để xác định người trúng tuyển.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn