Không ký vào biên bản của CSGT có phạm tội chống người thi hành công vụ?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/03/2020

Vừa rồi tôi bị cảnh sát giao thông lập biên bản nhưng tôi nhất quyết không ký vào biên bản vì cho rằng họ lập không đúng thẩm quyền. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có bị xử lý hình sự về hành vi chống người thi hành công vụ hay không?

    • Không ký vào biên bản của CSGT có phạm tội chống người thi hành công vụ?
      (ảnh minh họa)
    • Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017' onclick="vbclick('486D5', '319331');" target='_blank'>Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội chống người thi hành công vụ thì:

      Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      Để cấu thành tội chống người thi hành công vụ thì người phạm tội phải có một trong các hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ.

      Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012' onclick="vbclick('22DAE', '319331');" target='_blank'>Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 về Lập biên bản vi phạm hành chính thì:

      - Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

      Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.”

      Theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì nếu có lý do khách quan thì người vi phạm có thể không ký vào biên bản. Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn không ký vào biên bản vì bạn cho rằng họ lập không đúng thẩm quyền. Việc ký vào biên bản không phải là thủ tục bắt buộc nên rõ ràng bạn không có hành vi chống người thi hành công vụ.

      => Như vậy trong trường hợp trên bạn không đồng tình thì bạn có quyền không ký vào biên bản xử phạt của cảnh sát giao thông và vì thế hành vi của bạn không cấu thành tội phạm.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn