Một huyện có hai văn phòng thừa phát lại có được không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 05/08/2022

Một huyện có hai văn phòng thừa phát lại có được không? Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?

Tôi có dự định thành lập văn phòng thừa phát lại, tuy nhiên trên địa bàn huyện đã có 1 văn phòng thừa phát lại được thành lập trước đó rồi, như vậy thì có được thành lập thêm văn phòng thừa phát lại nữa không?

    • 1. Một huyện có hai văn phòng thừa phát lại có được không?

      Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('51026', '371457');" target='_blank'>Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP có quy định việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau đây:

      a) Điều kiện về kinh tế - xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

      b) Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

      c) Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

      d) Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

      Theo đó, trên địa bàn huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã có thể có 02 văn phòng thừa phát lại. Cho nên trong trường hợp của bạn thì bạn có thể thành lập văn phòng thừa phát lại nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiên còn lại theo quy định như trên. Đối với đơn vị hành chính huyện không là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì chỉ có thể có 1 Văn phòng Thừa phát lại, trường hợp này bạn không thể thành lập thêm văn phòng Thừa phát lại.

      2. Hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những gì?

      Tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('51026', '371457');" target='_blank'>Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại. Hồ sơ bao gồm:

      a) Đơn đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

      b) Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện;

      c) Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

      Theo đó, hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại bao gồm những hồ sơ như trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn