Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/07/2022

Tôi là một Việt kiều hồi hương, tôi muốn cộng tác với bạn bè thành lập ngân hàng thương mại để thực hiện một số hoạt động ngân hàng tại Việt Nam nhưng do không có nhiều kiến thức về pháp luật Việt Nam nên tôi muốn biết pháp luật quy định mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu? Sĩ quan công an có được đảm nhiệm chức vụ trong ngân hàng hay không?

Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

    • Mức vốn pháp định của ngân hàng thương mại là bao nhiêu?

      Căn cứ Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP' onclick="vbclick('619E2', '369487');" target='_blank'>Điều 2 Nghị định 86/2019/NĐ-CP về mức vốn pháp định, cụ thể như sau:

      1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.

      2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.

      3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.

      4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).

      5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.

      6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

      7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.

      8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.

      9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng.

      Như vậy, với quy định nêu trên bạn và các bạn của bạn khi muốn thành lập ngân hàng thương mại phải đáp ứng nhiều điều kiện trong đó có điều kiện về vốn pháp định với ngân hàng thương mại là 3.000 tỷ.

      Sĩ quan công an có được đảm nhiệm chức vụ trong ngân hàng hay không?

      Tại Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010' onclick="vbclick('1A62F', '369487');" target='_blank'>Điều 33 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ, theo đó:

      1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng:

      a) Người thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này;

      b) Người thuộc đối tượng không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

      c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;

      d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;

      đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

      e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;

      g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng.

      2. Những người sau đây không được là Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Giám đốc công ty con của tổ chức tín dụng:

      a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

      b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án;

      c) Người đã bị kết án về tội từ tội phạm nghiêm trọng trở lên;

      d) Người đã bị kết án về tội xâm phạm sở hữu mà chưa được xoá án tích;

      đ) Cán bộ, công chức, người quản lý từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm từ 50% vốn điều lệ trở lên, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;

      e) Sỹ quan, hạ sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng;

      g) Các trường hợp khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng.

      3. Cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) và vợ, chồng của những người này không được là Kế toán trưởng hoặc là người phụ trách tài chính của tổ chức tín dụng.

      Theo đó, sĩ quan công an nhân dân trừ trường hợp là người được cử làm đại diện quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại tổ chức tín dụng còn lại các trường hợp nêu trên thì sĩ quan công an nhân dân không được giữ chức vụ trong các tổ chức tín dụng.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn