Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quy định thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/02/2017

Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quy định thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang tìm hiểu những quy định của pháp luật trong việc giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt vì tôi thấy tình hình tai nạn giao thông trên đường sắt ngày càng tăng về số vụ và số người chết nhưng không biết pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào. Vì vậy, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự tư vấn từ các anh/chị trong Ban biên tập. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thu Vân (van***@gmail.com)

    • Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt được quy định tại Điều 4 Thông tư 38/2016/TT-BGTVT quy định về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

      1. Việc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng và kịp thời.

      2. Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đường sắt phải có trách nhiệm phối hợp giải quyết.

      3. Tổ chức cứu chữa ngay đối với người bị nạn, bảo vệ hiện trường, bảo vệ tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và người bị nạn.

      4. Tai nạn giao thông đường sắt phải được thông tin, báo cáo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có liên quan.

      5. Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khi nhận được tin báo về tai nạn giao thông đường sắt phải đến ngay hiện trường để giải quyết; không được gây trở ngại cho việc khôi phục đường sắt và hoạt động giao thông vận tải đường sắt sau khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

      6. Chủ tịch Hội đồng giải quyết tai nạn giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là Chủ tịch Hội đồng) được quyền huy động mọi nguồn lực tại chỗ, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt khác để phục vụ cho công tác cứu chữa tai nạn giao thông đường sắt.

      7. Tổ chức khôi phục hoạt động giao thông đường sắt nhanh nhất và không gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý của cơ quan chức năng.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2016/TT-BGTVT.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn