Những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/09/2022

Những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em? Trường hợp nào không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi? Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm những ai?

Xin được giải đáp.

    • Những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Những trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em?

      Căn cứ Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('7230B', '374923');" target='_blank'>Điều 22 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em như sau:

      1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

      b) Tự nguyện nhận chăm sóc trẻ em;

      c) Có nơi ở ổn định và chỗ ở cho trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

      d) Có điều kiện về kinh tế, sức khỏe, kinh nghiệm chăm sóc trẻ em;

      đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.

      2. Trường hợp ông, bà nội ngoại, cô, dì, chú, bác, anh, chị ruột nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này không bảo đảm điều kiện quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều này vẫn được xem xét hưởng chính sách quy định tại Điều 12 Nghị định này.

      3. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm sau đây:

      a) Bảo đảm điều kiện để trẻ em được đi học, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí;

      b) Bảo đảm chỗ ở an toàn, vệ sinh cho trẻ em;

      c) Đối xử bình đẳng đối với trẻ em;

      d) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

      4. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em:

      a) Có hành vi đối xử tệ bạc với trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;

      b) Lợi dụng việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

      c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn đủ khả năng bảo đảm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

      d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của trẻ em được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

      2. Trường hợp nào không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi?

      Theo Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('7230B', '374923');" target='_blank'>Điều 23 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định điều kiện, trách nhiệm đối với người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng và người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội như sau:

      1. Người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng, người cao tuổi đủ điều kiện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội phải bảo đảm điều kiện và trách nhiệm sau đây:

      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

      b) Có sức khoẻ, kinh nghiệm và kỹ năng chăm sóc người khuyết tật, người cao tuổi;

      c) Có nơi ở ổn định và nơi ở cho người khuyết tật, người cao tuổi;

      d) Có điều kiện kinh tế;

      đ) Đang sống cùng chồng hoặc vợ thì chồng hoặc vợ phải bảo đảm điều kiện quy định tại điểm a và b khoản này.

      2. Trường hợp không được tiếp tục nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật:

      a) Có hành vi đối xử tệ bạc đối với người cao tuổi, người khuyết tật;

      b) Lợi dụng việc nhận việc chăm sóc, nuôi dưỡng để trục lợi;

      c) Có tình trạng kinh tế hoặc lý do khác dẫn đến không còn bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng người cao tuổi, người khuyết tật;

      d) Vi phạm nghiêm trọng quyền của người được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.

      3. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm những ai?

      Tại Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP' onclick="vbclick('7230B', '374923');" target='_blank'>Điều 24 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội (sau đây gọi chung là cơ sở trợ giúp xã hội) như sau:

      1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm:

      a) Đối tượng quy định tại các khoản 1 và 3 Điều 5 của Nghị định này thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;

      b) Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;

      c) Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

      2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:

      a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;

      b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;

      c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

      3. Người chưa thành niên, người không còn khả năng lao động là đối tượng thuộc diện chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

      4. Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng. Trường hợp quá 3 tháng mà không thể đưa đối tượng trở về gia đình, cộng đồng thì cơ quan quản lý cấp trên của cơ sở trợ giúp xã hội xem xét, quyết định giải pháp phù hợp.

      5. Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở trợ giúp xã hội bao gồm:

      a) Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;

      b) Người không thuộc diện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, không có điều kiện sống tại gia đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở trợ giúp xã hội.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn