Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/01/2019

Chào ban biên tập, tôi là Hồng, đang sinh sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có một thắc mắc rất mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập. Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em được quy định thế nào? Vấn đề này được quy định ở đâu? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn. 

    • Phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em được quy định tại Điều 74 Luật Trẻ em 2016' onclick="vbclick('4A0D1', '278520');" target='_blank'>Điều 74 Luật Trẻ em 2016 như sau:

      1. Các vấn đề sau đây về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em phải có sự tham gia của trẻ em hoặc tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em tùy theo độ tuổi của trẻ em:

      a) Xây dựng và triển khai chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 5 Điều 11 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

      b) Xây dựng và thực hiện quyết định, chương trình, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

      c) Quyết định, hoạt động của nhà trường, cơ sở giáo dục khác, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em;

      d) Áp dụng biện pháp, cách thức chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, bảo vệ trẻ em của gia đình.

      2. Trẻ em được tham gia vào các vấn đề về trẻ em thông qua các hình thức sau đây:

      a) Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi, sự kiện;

      b) Thông qua tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em; hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động vì trẻ em;

      c) Hoạt động của câu lạc bộ, đội, nhóm của trẻ em được thành lập theo quy định của pháp luật;

      d) Tham vấn, thăm dò, lấy ý kiến trẻ em;

      đ) Bày tỏ ý kiến, nguyện vọng trực tiếp hoặc qua kênh truyền thông đại chúng, truyền thông xã hội và các hình thức thông tin khác.

      Trên đây là nội dung quy định về phạm vi, hình thức trẻ em tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Trẻ em 2016.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn