Phạt vi phạm hành chính trong đất đai

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/09/2016

Xin luật sư tư vấn cho tôi  một sự việc rất bức xúc nhu sau:                  Năm 1999 gia đình tôi có mua một mảnh đất gồm có nhà đất và ao khoán như sau:   Năm 1993 chủ cũ có nhận thuê khoán của nhà nước thời gian 20năm diện tích 2133m2.Năm 1994 chủ cũ có xây nhà và chuồng trại diện tích là 50m2. Năm 1999 UBND xã bán đất kinh doanh nâu dài (không có thời hạn ) với diện tích 115m2,trong thửa diện tích 2133m2 cho chủ cũ. Năm 2001 gia đình tôi có ký lại toàn bộ hợp  đồng đất và ao với UBND xã để đứng chính chủ.cuối năm đó có đợt quy hoạch đo đạc đất dư thừa thì nhà tôi có diện tích là 315m2 đất thổ cư ( 115m2 đã nộp tiền cho UBND xã năm 1999, còn 200m2 còn lại chua thu tiền nên đến nay chua có sổ đỏ của toàn bộ diên tích trên). Cuối năm 2011 gia đình tôi có san lấp ao khoán sản với diện tích khoảng 700m2 ( gồm cả đất thổ cư đã đo năm 2001 ). Ngày 11/01/2012 UBND xã lập biên bản gia đình tôi về hành vi lấn chiếm ao đấu thầu diên tích 210m2. Ngày 12/01/2012 gia đinh hộ liền kề đã chiếm sang phần đất thổ cư đã đo năm 2001( phần 200m2) và đât ao đấu thầu nhà tôi đã san lấp, UBND xã lập biên bản về hành vi lân chiếm của hộ liền kề vơi diện tích là 114m2. Ngày 13/01/2012 gia đình tôi nộp đơn yêu cầu giải quyết về hành vi lấn chiếm của hộ liền kề cho UBND xã.NGày 16/01/2011 UBND xã sử phạt hành chính gia đình nhà tôi và gia đình tôi đã nộp đầy đủ có hoá đơn. Ngày 14/02/2012 UBND xã mời hai gia đình xuống giải quyết tranh chấp như sau: Đối với gia đình nhà tôi đã san lấp không thể khắc phục hiện trạng mặt bằng cũ.UBND xã yêu cầu gia đình trồng cây  trên diên tích đó. Đối với gia đình hộ liền  kề chấp hành quyết định sử phạt hành chính của UBND xã. Đồng thời tháo rỡ tương rào trả lại mặt bằng cho gia đình tôi từ ngày 14/02/2012 đến 20/02/2012. Ngày 24/02/2012 UBND xã tiếp tục có giấy yêu cầu hộ liền kề giải toả mặt bằng cho gia đình tôi.Ngày 01/03/2012 gia đình tôi tiêp tục có đơn yêu cầu UBND xã giải quyêt sự việc.Ngày 14/03/2012 UBND xã tiếp tục gửi giấy yêu cầu hộ liền kề giải toả tường xây giả lại mặt bằng cho gia đình nhà tôi trong thời gian từ ngày 15/03/2012 đến 25/03/2012.Nhưng đến nay hộ liền kề vẫn chưa giả toả tường xây giải lại mặt băng cho gia đình nhà tôi. Tôi xin hỏi nhà luât sư tư vấn cách giải quyết vấn đề gia đinh nhà tôi như thế nào? Tôi đã hỏi bên toà án thì họ bảo đất chưa có sổ đỏ thì họ không có thẩm quyền. Vậy xin luật sư cho lơi khuyên. Xin chân thành cảm ơn!

    • ​1. VI PHẠM HÀNH CHÍNH

      Đối với vụ việc vi phạm hành chính về đất đai thì gia đình bạn và gia đình hàng xóm đó đều bị xử lý theo quy định tại Nghị định 105/2009/NĐ-CP' onclick="vbclick('17C63', '109369');" target='_blank'>Nghị định 105/2009/NĐ-CP. Nếu xây dựng trái phép trên đất đấu thầu thì còn có thể bị xử lý theo quy định tại Nghị định 180/2007/NĐ-CP. Nếu không đồng ý với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của UBND cấp xã trong vụ việc đó thì gia đình bạn có thể khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

      2. TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI

      Gia đình bạn có thể gửi đơn tới UBND xã để yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm đó. Nếu hòa giải không thành thì gửi đơn tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Điều 136 Luật đất đai năm 2003, cụ thể như sau:

      Điều 136. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

      Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

      1. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Toà án nhân dân giải quyết;

      2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

      a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; Nếu không đồng ý với Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh thì người khiếu nại có thể khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục tố tụng hành chính.

      b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Nếu không đồng ý với quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thì người khiếu nại có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo quy định của luật tố tụng hành chính.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn