Quy định về kiểm sát nội dung bản án dân sự sơ thẩm đối với phần mở đầu

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/09/2019

Xin chào, cho tôi hỏi việc Kiểm sát bản án dân sự sơ thẩm đồi với phần mở đầu được quy định thế nào? Nhờ ban biên tập tư vấn.

    • Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 6 Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019' onclick="vbclick('6756C', '305493');" target='_blank'>Điều 6 Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định kiểm sát nội dung bản án dân sự sơ thẩm đối với phần mở đầu như sau:

      - Về quan hệ tranh chấp: Trên cơ sở nội dung trình bày của các đương sự tại phần nội dung vụ án của bản án, căn cứ các điều 26, 28, 30 và 32 BLTTDS, công chức xác định quan hệ tranh chấp và đánh giá việc Tòa án xác định quan hệ tranh chấp có đúng không.

      - Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Căn cứ ngày, tháng, năm Tòa án thụ lý vụ án để xác định thời hạn Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm có đúng quy định tại khoản 1 Điều 203 BLTTDS không. Trường hợp vụ án được gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, phải chú ý có điều kiện gia hạn là vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan không. Thời hạn tính bằng “tháng” thì xác định theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây viết tắt là BLDS).

      - Về thời hạn mở phiên tòa: Căn cứ ngày Tòa án ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm để xác định thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm có đúng quy định tại khoản 4 Điều 203 BLTTDS không. Trường hợp hoãn phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại Điều 233 BLTTDS hoặc tạm ngừng phiên tòa sơ thẩm theo quy định tại Điều 259 BLTTDS thì phải kiểm sát thời gian mở lại phiên tòa. Trường hợp vụ án được gia hạn thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, phải xác định, đánh giá lý do của việc gia hạn có phải là lý do chính đáng không.

      - Về thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm: Đối chiếu thành phần Hội đồng xét xử, tư cách pháp lý của thành viên Hội đồng xét xử có đúng hoặc không đúng theo quyết định đưa vụ án ra xét xử. Chú ý trường hợp phải từ chối, thay đổi người tiến hành tố tụng, đặc biệt đối với Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án đã tham gia giải quyết vụ án được quy định tại khoản 3 Điều 53, khoản 2 Điều 54 BLTTDS.

      - Về tư cách, sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch… có đúng, đủ theo quyết định đưa vụ án ra xét xử không. Trường hợp vắng mặt đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cần xác định lý do vắng mặt để kiểm sát việc Tòa án hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử có đúng quy định tại Điều 227 và Điều 228 BLTTDS không. Trường hợp người làm chứng, người giám định, người phiên dịch vắng mặt tại phiên tòa thì kiểm sát việc xử lý của Tòa án theo quy định tại các điều 229, 230 và 231 BLTTDS.

      - Về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của đương sự và người tham gia tố tụng khác: Công chức kiểm sát bằng cách đối chiếu với các tài liệu có trong hồ sơ (giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu, bệnh án,…) để xác định độ tuổi, năng lực nhận thức và điều khiển hành vi của đương sự. Chú ý xem xét, đánh giá về thủ tục ủy quyền, nội dung ủy quyền, phạm vi ủy quyền trong vụ án có người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng.

      - Về thời hiệu khởi kiện: Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 184 BLTTDS để kiểm sát về thời hiệu khởi kiện. Lưu ý chỉ áp dụng thời hiệu theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự và yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự, đồng thời kiểm sát việc Tòa án xác định thời điểm để tính thời hiệu khởi kiện. Trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện, công chức căn cứ vào các điều 132, 429, 588, 623 và 671 BLDS và pháp luật có liên quan để xác định thời hiệu khởi kiện theo từng loại tranh chấp tương ứng. Đồng thời, lưu ý thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự theo quy định tại Điều 156 BLDS.

      - Về quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, nội dung khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Căn cứ vào quy định tại các điều 186, 187, 188, 189, 200, 201 và 202 BLTTDS, trên cơ sở nội dung đơn khởi kiện, đơn phản tố hoặc yêu cầu độc lập được thể hiện tại phần nội dung vụ án của bản án để xác định quyền khởi kiện, phạm vi khởi kiện, nội dung khởi kiện của nguyên đơn; yêu cầu phản tố của bị đơn; yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đúng hay không đúng quy định. Trường hợp đơn khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập chưa rõ thì xem xét trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án đã làm rõ hay chưa. Kiểm sát việc Toà án giải quyết vụ án đúng hoặc không đúng phạm vi yêu cầu, đề nghị của đương sự. Có đưa đầy đủ người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vào tham gia tố tụng không.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn