Quyết định phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/06/2022

Quyết định phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào? Tổ chức quản lý chương trình, dự án 

    • Quyết định phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại được quy định như thế nào?

      Căn cứ Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về quyết định phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại như sau:

      1. Quyết định phê duyệt gồm những nội dung chính sau:

      a) Tên chương trình, dự án, phi dự án;

      b) Tên cơ quan chủ quản, chủ khoản viện trợ; Bên cung cấp viện trợ, đồng cung cấp viện trợ nước ngoài;

      c) Mục tiêu và kết quả chủ yếu của khoản viện trợ; đối với khoản viện trợ phi dự án bằng hàng hóa, hiện vật kèm theo Danh mục hàng hóa, hiện vật.

      d) Thời gian và địa điểm thực hiện;

      đ) Tổng vốn của chương trình, dự án hoặc khoản viện trợ phi dự án (vốn viện trợ không hoàn lại, vốn đối ứng); vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tiếp nhận viện trợ quản lý, thực hiện, vốn viện trợ không hoàn lại do Bên tài trợ quản lý, thực hiện;

      e) Cơ chế tài chính áp dụng đối với khoản viện trợ: thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước.

      g) Phương thức quản lý thực hiện.

      2. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày cấp có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ, cơ quan chủ quản thông báo cho Bên cung cấp viện trợ về quyết định phê duyệt khoản viện trợ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan Quyết định phê duyệt của cơ quan chủ quản để giám sát và phối hợp thực hiện.

      Tổ chức quản lý chương trình, dự án ?

      Căn cứ Điều 12 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức quản lý chương trình, dự án như sau:

      Căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể thực hiện chương trình, dự án, năng lực tổ chức quản lý chương trình, dự án, cơ quan chủ quản quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án sau:

      1. Sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện, năng lực quản lý và thực hiện dự án đối với dự án quy mô dưới 200.000 USD (hai trăm nghìn đô la Mỹ).

      2. Sử dụng Ban quản lý đang hoạt động để quản lý chương trình, dự án mới.

      3. Thành lập Ban quản lý riêng cho từng chương trình, dự án.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    • Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP Tải về
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn