Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định buộc thôi việc thuộc Tòa án nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 25/08/2022

Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định buộc thôi việc thuộc Tòa án nào? Không được khiếu kiện hành chính đối với những quyết định nào? Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?

    • Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện quyết định buộc thôi việc thuộc Tòa án nào?

      Bộ trưởng Bộ Tư pháp (trụ sở: Quận Ba Đình, Hà Nội) ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với Tổng Cục trưởng Cục thi hành án (nơi làm việc: Quận Hoàng Mai, Hà Nội). Như vậy, quyết định này có thể là đối tượng của 01 vụ án hành chính hay không? Nếu có, thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính này thuộc về tòa nào? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi.

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 2 Điều 30 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án như sau:

      - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

      Như vậy có thể xác định được rằng quyết định buộc thôi việc mà Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành đối với Tổng Cục trưởng Cục thi hành án là đối tượng của vụ án hành chính.

      Về thẩm quyền xét xử vụ án hành chính trên, căn cứ quy định Khoản 6 Điều 32 Luật này về thẩm quyền thụ lý vụ án hành chính của TAND cấp tỉnh như sau:

      - Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

      Do đó, vụ án hành chính trên sẽ thuộc thẩm quyền của TAND thành phố Hà Nội (dựa vào nơi làm việc của người khởi kiện).

      Không được khiếu kiện hành chính đối với những quyết định nào?

      Theo quy định pháp luật về tố tụng hành chính, thì những quyết định hành chính nào không được khiếu kiện? Căn cứ cụ thể?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định như sau:

      - Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

      + Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

      + Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

      + Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

      Trên đây là những quy định về trường hợp không khiếu kiện quyết định hành chính.

      Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong tố tụng hành chính trong những trường hợp nào?

      Xin chào ban biên tập, tôi có chút thắc mắc cần được giúp đỡ: Anh chị cho tôi hỏi theo quy định hiện nay thì tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản trong những trường hợp nào? Xin giải đáp giúp tôi, cảm ơn anh chị rất nhiều.

      Hoàng Vũ - Quảng Ngãi

      Trả lời:

      - Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản; thỏa thuận về việc xác định giá tài sản và cung cấp cho Tòa án.

      - Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tiến hành thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.

      Theo quy định tại Khoản 3 Điều 91 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định:

      Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

      - Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;

      - Các đương sự đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;

      - Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản;

      - Người khởi kiện thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản theo mức giá cao hơn so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm thu lợi bất chính từ tài sản của Nhà nước hoặc người bị kiện thỏa thuận với tổ chức thẩm định giá để thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp hơn so với giá thị trường nhằm trốn tránh trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá có vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

      Trên đây là quy định về các trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản trong tố tụng hành chính.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn