Thời điểm công bố di chúc là cùng lúc với thời điểm người lập di chúc mất có đúng không? Ai là người công bố di chúc?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 09/08/2022

Thời điểm công bố di chúc là cùng lúc với thời điểm người lập di chúc mất có đúng không? Ai là người công bố di chúc?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề này cần được giải đáp. Bố của tôi vừa mất ngày 8/8, theo như tôi được biết thì vào tháng 3/2022 bố tôi có đến văn phòng công chứng D để làm di chúc và có gửi lại đó luôn. Bây giờ bố tôi mất rồi thì thời điểm công bố di chúc sẽ cùng lúc với thời điểm bố tôi mất hay là sau đó một khoảng thời gian vẫn công bố được? Nếu như công bố thì công chứng viên là người công bố đúng không?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp vấn đề này, tôi cảm ơn.

    • 1. Thời điểm công bố di chúc là cùng lúc với thời điểm người lập di chúc mất có đúng không?

      Tại Điều 641 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '371826');" target='_blank'>Điều 641 Bộ luật dân sự 2015 quy định gửi giữ di chúc như sau:

      1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.

      2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.

      3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:

      a) Giữ bí mật nội dung di chúc;

      b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;

      c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

      Theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2015' onclick="vbclick('48517', '371826');" target='_blank'>Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định thời hiệu thừa kế như sau:

      1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

      a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

      b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

      2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

      3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

      Như vậy, khi người lập di chúc mất thì người đang giữ di chúc phải giao lại bản di chúc đó cho người thừa kế hoặc người công bố di chúc. Tuy nhiên, vẫn chưa có quy định nào về việc thời điểm công bố di chúc là phải cùng lúc với thời điểm người lập di chúc mất. Cho nên khi bố bạn mất thì thời điểm công bố di chúc vẫn có thể là sau thời điểm bố bạn mất một khoảng thời gian nhưng không được quá thời hiệu theo quy định.

      2. Ai là người công bố di chúc?

      Căn cứ Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 ' onclick="vbclick('48517', '371826');" target='_blank'>Điều 647 Bộ luật dân sự 2015 quy định công bố di chúc như sau:

      1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.

      2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.

      3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.

      4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.

      5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

      Do đó, việc ai là người công bố di chúc nó sẽ phụ thuộc vào người lập di chúc có chỉ định hay không hoặc là người lập di chúc gửi lưu giữ bản di chúc đấy tại đâu. Trường hợp của bạn thì bố bạn đã gửi di chúc tại văn phòng công chứng D nên công chứng viên của văn phòng đấy là người công bố di chúc cho gia đình bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn