Tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có cần thiết thực hiện không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/03/2022

Tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có cần thiết thực hiện không? Trách nhiệm của người được giao công cụ hỗ trợ sử dụng công cụ hỗ trợ có gây ra thiệt hại? Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ?

    • Tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có cần thiết thực hiện không?

      Các trường hợp phải tiến hành tiếp nhận, thu gom vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017' onclick="vbclick('4E261', '360348');" target='_blank'>Điều 64 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:

      - Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị hoặc sở hữu theo quy định của pháp luật;

      - Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có liên quan đến vụ án đã được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ;

      - Vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ do cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện nhưng không xác định được cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm quản lý hoặc sở hữu; vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ sau chiến tranh còn tồn tại ở ngoài xã hội.

      Như vậy, trường hợp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân không được trang bị theo thẩm quyền thì phải giao nộp lại cho cơ quan, tổ chức đã quyết định trang bị. Cơ quan, tổ chức quyết định trang bị phải có nghĩa vụ tiếp nhận, thu gôm theo thẩm quyền.

      Trách nhiệm của người được giao công cụ hỗ trợ sử dụng công cụ hỗ trợ có gây ra thiệt hại

      Trách nhiệm của người được giao công cụ hỗ trợ sử dụng công cụ hỗ trợ có gây ra thiệt hại được quy định tại Khoản 2 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 Cụ thể là:

      Người được giao sử dụng công cụ hỗ trợ không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng công cụ hỗ trợ đã tuân thủ quy định tại Điều này và quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp sử dụng công cụ hỗ trợ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng công cụ hỗ trợ để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

      Khi sử dụng công cụ hỗ trợ, người được giao công cụ hỗ trợ phải tuân thủ các quy định:

      - Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng công cụ hỗ trợ;

      - Chỉ sử dụng công cụ hỗ trợ khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng công cụ hỗ trợ không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;

      - Không sử dụng công cụ hỗ trợ khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

      - Trong mọi trường hợp, người sử dụng công cụ hỗ trợ phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.

      Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ

      Trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ được quy định tại Điều 62 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017. Cụ thể là:

      1. Phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ.

      2. Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công cụ hỗ trợ chỉ mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sửa chữa công cụ hỗ trợ theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.

      Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

      - Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

      - Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

      - Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

      - Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

      - Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

      - Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

      Do tính chất nguy hiểm của các loại công cụ hỗ trợ nên các tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ phải bảo đảm điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Chỉ mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu và sửa chữa công cụ hỗ trợ theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.

      Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sửa chữa công cụ hỗ trợ. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo tại Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn