Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật theo Bộ luật Hình sự 2015

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/07/2017

Tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự 2015? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Phương Thùy, sống tại Tp.HCM. Hiện nay tôi đang làm việc trong lĩnh vực chứng khoán. Tôi đang tìm hiểu về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật theo Bộ luật Hình sự 2015. Nhờ Ban biên tập giải đáp giúp tôi dấu hiệu pháp lý của tội này. Hình phạt tù cao nhất áp dụng với người phạm tội là gì? Điều luật nào quy định? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

    • Theo quy định tại Điều 372 Bộ luật Hình sự 2015 ' onclick="vbclick('486D5', '194073');" target='_blank'>Điều 372 Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực 01/01/2018), được bổ sung bởi Điểm u Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 ' onclick="vbclick('56705', '194073');" target='_blank'>Điểm u Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:

      1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án làm trái pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

      2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

      a) Phạm tội 02 lần trở lên;

      b) Dẫn đến ra bản án hoặc quyết định trái pháp luật;

      c) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt khác;

      d) Gây thiệt hại về tài sản từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

      đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

      3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

      a) Dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm hoặc người phạm tội;

      b) Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

      4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

      Dấu hiệu pháp lý của tội danh này:

      Khách thể:Tội phạm này xâm phạm hoạt động tư pháp

      Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể là chủ thể của tội phạm này.

      Mặt khách quan: Người ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật trước hết phải là người lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật theo yêu cầu của mình.
      Ép buộc là dùng quyền lực của mình buộc người khác phải làm theo ý mình mà họ không muốn. Hành vi ép buộc có thể bằng lời nói hoặc bằng những thủ đoạn nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của nhân viên tư pháp.

      Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý

      Hình phạt tù cao nhất áp dụng đối với người phạm tội là 10 năm.

      Trên đây là nội dung tư vấn về tội ép buộc người có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp làm trái pháp luật. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật Hình sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn